Giá tiêu hôm nay 27/7: Tiếp tục đi ngang, trung bình đạt 73.000 đồng/kg
Cập nhật giá tiêu
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 28/7
Theo trang tintaynguyen.com, giá tiêu hôm nay duy trì đi ngang trên diện rộng.
Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai lần lượt ghi nhận mức 71.000 đồng/kg và 72.000 đồng/kg.
Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cũng không chứng kiến thay đổi mới, giao dịch ổn định tại mức 73.500 đồng/kg.
Tương tự, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu thu mua với giá tương ứng là 74.000 đồng/kg và 75.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) | Thay đổi (Đơn vị: VNĐ/kg) |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo | 73.500 | - |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê | 71.000 | - |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa | 73.500 | - |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Giá trung bình | 75.000 | - |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Giá trung bình | 74.000 | - |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Giá trung bình | 72.000 | - |
Mỹ là thị trường nhập khẩu hạt tiêu khá ổn định. Trên thực tế, thị trường này luôn nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam với điều kiện CNF, tức người bán sẽ trả tiền vận chuyển và nhận tất cả rủi ro về chi phí vận chuyển.
Thời hạn ký hợp đồng giao hàng với thị trường Mỹ luôn luôn dao động từ một tháng trở lên. Doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn hàng nhưng với khâu vận chuyển thì gặp khó khăn trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 phức tạp.
Dự báo trong ngắn hạn, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ gặp nhiều thách thức do ảnh hưởng của làn sóng COVID-19 lần thứ 4, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 6/2021 ghi nhận mức 236,8 yen/kg, giảm 0,89% (tương đương 2,1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h15 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2021 được điều chỉnh xuống mức 13.000 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,12% (tương đương 15 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Trong tháng 5/2021, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 28,16 nghìn tấn, tăng 22,4% so với tháng 4/2021 và tăng 33,8% so với tháng 5/2020, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Xuất khẩu cao su của Malaysia trong tháng 5/2021 đạt 48,11 nghìn tấn, giảm 13,6% so với tháng 4/2021, nhưng tăng 42,4% so với tháng 5/2020.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 54,3% tổng lượng cao su xuất khẩu. Tiếp đến là Đức chiếm 4,1%, Mỹ chiếm 3,1%, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 2,8% và Hàn Quốc chiếm 1,6%.
Trong tháng 5/2021, Malaysia nhập khẩu 98,56 nghìn tấn cao su tự nhiên, giảm 12,4% so với tháng 4/2021, nhưng tăng 98,5% so với tháng 5/2020.
Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia trong tháng 5/2021 đạt 42,36 nghìn tấn, giảm 10% so với tháng 4/2021, nhưng tăng 4,1% so với tháng 5/2020.
Dự trữ cao su tự nhiên tại Malaysia tính đến cuối tháng 5/2021 đạt 242,19 nghìn tấn, giảm 6,4% so với tháng 4/2021 và giảm 16,7% so với cùng kỳ năm 2020.