Giá tiêu hôm nay 26/7: Chững lại trên diện rộng; cao su SHFE tăng 1%
Cập nhật giá tiêu
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 27/7
Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay không có thay đổi mới, duy trì trong khoảng 69.000 - 72.000 đồng/kg.
Trong đó, mức giá thấp nhất là 69.000 đồng/kg có mặt tại hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai.
Kế đó là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức giá là 70.000 đồng/kg, tỉnh Bình Phước với mức 71.000 đồng/kg.
Hiện tại, Bà Rịa - Vũng Tàu lần đang là địa phương dẫn đầu với mức giá cao nhất, đạt 72.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
70.000 |
- |
Gia Lai |
69.000 |
- |
Đắk Nông |
70.000 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
72.000 |
- |
Bình Phước |
71.000 |
- |
Đồng Nai |
69.000 |
- |
Những ngày giữa tháng 7/2022, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu giảm ở hầu hết các nước sản xuất, ổn định tại Malaysia, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Thị trường hạt tiêu thế giới vẫn đang phải đối mặt với khó khăn do dịch COVID-19 tại Trung Quốc, song song đó là căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu chưa có dấu hiệu lắng xuống.
Giá hạt tiêu được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới trong bối cảnh lạm phát toàn cầu vẫn neo ở mức cao, gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế thế giới.
Tại thị trường Việt Nam, giá hạt tiêu đen vào những ngày giữa tháng 7/2022 giảm mạnh so với cuối tháng 6/2022. Sự sụt giảm này cũng xuất phát từ nỗi lo lạm phát và suy thoái nền kinh tế toàn cầu.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 8/2022 ghi nhận mức 251 yen/kg, tăng 0,4% (tương đương 1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2022 được điều chỉnh lên mức 12.075 nhân dân tệ/tấn, tăng 1% (tương đương 120 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Nhập khẩu cao su của Trung Quốc đã tăng trở lại trong tháng 6/2022. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong thời gian này, Trung Quốc nhập khẩu 535,5 nghìn tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (kể cả mủ cao su), trị giá 1,01 tỷ USD.
Con số này tăng 15,6% về lượng và tăng 12,8% về trị giá so với tháng 5/2022; so với tháng 6/2021 tăng 16% về lượng và tăng 17,9% về trị giá, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 3,39 triệu tấn cao su tự nhiên và tổng hợp, trị giá 6,42 tỷ USD, tăng 3,1% về lượng và tăng 10,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Campuchia xuất khẩu được 135,13 nghìn tấn cao su, trị giá 215,76 triệu USD, tăng 3% về lượng và tăng 2,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Cao su của Campuchia được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường gồm Malaysia, Việt Nam, Singapore và Trung Quốc.
Hiện, Campuchia đã trồng cây cao su trên tổng diện tích 404.044ha, trong đó 310.193ha (tương đương 77%) đủ tuổi cho khai thác mủ, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021.