|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 26/12: Ghi nhận tăng tại đa số địa phương

06:00 | 26/12/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (26/12) tại thị trường nội địa đang dao động trong khoảng 79.000 - 83.000 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn trên hai sàn giao dịch ghi nhận tăng hơn 1%.

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 27/12

Theo khảo sát, giá tiêu biến động không đồng nhất so với hôm qua. Hiện tại, các tỉnh trọng điểm đang thu mua hồ tiêu với khoảng giá 79.000 - 83.000 đồng/kg.

Trong đó, mức giá thấp nhận được ghi nhận tại tỉnh Gia Lai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 79.000 đồng/kg. Có thể thấy, giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, trong khi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg.

Tiếp đến là tỉnh Đồng Nai đang ghi nhận mức giá 79.500 đồng/kg - tăng 500 đồng/kg.

Tại Đắk Lắk, Đắk Nông, nông dân đang thu mua với mức giá 82.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bình Phước cũng tăng 1.000 đồng/kg, lên mức tương ứng là 83.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg)

Đắk Lắk

82.000

+1.000

Gia Lai

79.000

+500

Đắk Nông

82.000

+1.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

79.000

-500

Bình Phước

83.000

+1.000

Đồng Nai

79.500

+500

 

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 25/12 (theo giờ địa phương), giá tiêu đen Lampung (Indonesia), tiêu đen Brazil ASTA 570 và tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn duy trì ổn định.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 22/12

Ngày 25/12

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.874

3.874

0

Tiêu đen Brazil ASTA 570

3.270

3.270

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok và tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 22/12

Ngày 25/12

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.080

6.080

0

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), gần đây ngành gia vị được Chính phủ và nhà nước quan tâm hơn vì có đóng góp đáng kể cho ngành nông nghiệp về mặt doanh thu xuất khẩu.

Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu gia vị lớn trên thế giới, chiếm khoảng 11% thị phần toàn cầu năm 2022, trong đó đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, quế.

Tuy nhiên, diện tích và sản lượng hồ tiêu ngày càng giảm, năm 2020 diện tích hơn 130.000 ha, năm 2023 chỉ còn 120.000 ha, sản lượng đạt 190.000 tấn.

Hiện nay, lợi nhuận cây sầu riêng cao hơn 20 lần so với cây hồ tiêu. Do đó, dự báo, hồ tiêu sẽ còn giảm diện tích do nông dân đang ồ ạt chặt hồ tiêu chuyển sang trồng sầu riêng.

Tình hình mưa lũ vào tháng 7 vừa qua được đánh giá sẽ ảnh hưởng tới vụ thu hoạch hồ tiêu sắp tới, cộng với diễn biến dự đoán hiện tượng El Nino sẽ xảy ra vào cuối năm có thể dẫn tới sản lượng Hồ tiêu Việt Nam năm 2024 sẽ giảm so với năm 2023.

Theo đánh giá chung của các doanh nghiệp, sản lượng tiêu niên vụ 2023 - 2024 dự kiến giảm 10 - 15% xuống 160.000-165.000 tấn do xu hướng chuyển sang trồng các loại cây ăn quả khác có hiệu quả kinh tế hơn.

Điển hình như tại tỉnh Đắk Lắk, một số doanh nghiệp cho biết diện tích chủ yếu tập trung Cư Kuin, Ea H'leo, Chư M’gar, Krong Năng người dân trồng trồng xen sầu riêng nhiều, do tiêu già, chết và dân không trồng thêm. Tại nhiều nơi, người dân đang lưỡng lự có nên chuyển sang trồng sầu riêng hoặc cà phê sau vụ thu hoạch 2024 .

Theo khảo sát của các doanh nghiệp hội viên VPSA, Đắk Lắk còn 30 - 70% diện tích tùy vùng. Tại Đắk Nông, tình hình vườn vẫn ổn, tuy nhiên diện tích bị thu hẹp, xen cà phê, sầu riêng nhiều.

Trước đó, VPSA nhận định nếu việc chặt tiêu để chuyển sang trồng cây ăn quả kéo dài thì có thể trong 3 năm tới nguồn cung sẽ thiếu hụt.

Ảnh: Bình An

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 12/2023 đạt mức 245 yen/kg, không đổi tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2024 được điều chỉnh xuống mức 13.660 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,07% (tương đương 10 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, trong đó nhập khẩu cao su tự nhiên chiếm 41,68% và cao su tổng hợp chiếm 45,47% trong tổng lượng cao su nhập khẩu của Ấn Độ. Phần còn lại là cao su hỗn hợp và cao su tái sinh.

Trong thời gian này, lượng và trị giá nhập khẩu cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Ấn Độ đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, Ấn Độ nhập khẩu 362,44 nghìn tấn cao su tự nhiên (HS 4001), trị giá 540,62 triệu USD, giảm 14,3% về lượng và giảm 33,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Bờ Biển Ngà và Thái Lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ. Trừ Indonesia, nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ từ các thị trường này đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2023 với 76,24 nghìn tấn, trị giá 111 triệu USD, giảm 27% về lượng và giảm 45,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ chiếm 21,04%, giảm mạnh so với mức 24,69% của cùng kỳ năm 2022.

Cơ cấu thị trường chính cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2023 có sự thay đổi khi thị phần cao su của Indonesia trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ tăng mạnh; trong khi thị phần của Việt Nam, Malaysia, Bờ Biển Ngà, Thái Lan lại giảm.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, Ấn Độ nhập khẩu 395,39 nghìn tấn cao su tổng hợp (HS 4002), trị giá 865,83 triệu USD, giảm 5% về lượng và giảm 21,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản và Ả Rập Xê-út là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Ấn Độ. Trừ Hàn Quốc và Nhật Bản, nhập khẩu cao su từ các thị trường này đều tăng khá so với cùng kỳ năm 2022.

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp chính cho Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2023 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Ả Rập Xê-út trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ đều tăng; trong khi thị phần của Nga và Ba Lan giảm mạnh.

Thị phần cao su tổng hợp Việt Nam chỉ chiếm 0,27% trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ, theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình An