|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 24/10: Đồng loạt tăng mạnh, Đắk Nông chạm mốc 146.500 đồng/kg

06:26 | 24/10/2024
Chia sẻ
Thị trường ngày mới, giá tiêu hôm nay (24/10) tăng 1.000 – 1.500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm, dao động trong khoảng 145.000 – 146.500 đồng/kg. Trái ngược với thị trường nội địa Việt Nam, giá tiêu tại Indonesia và Ấn Độ lại quay đầu giảm.

Cập nhật giá tiêu

Tại thị trường trong nước

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 23/10

Khảo sát cho thấy, giá tiêu hôm nay tăng mạnh 1.000 – 1.500 đồng/kg so với ngày hôm qua, dao động ở mức 145.000 – 146.500 đồng/kg.

Cụ thể, sau khi điều chỉnh tăng 1.500 đồng/kg, thương lái tại tỉnh Đắk Nông đang thu mua tiêu với giá cao nhất là 146.500 đồng/kg.

Ở mức thấp hơn, giá tiêu tại tỉnh Đắk Lắk được giao dịch ở mức 146.200 đồng/kg, tăng 1.200 đồng/kg.

Giá tiêu giao dịch tại tỉnh Gia Lai cũng tăng 1.000 đồng/kg, lên mức 145.200 đồng/kg.

Còn ở khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu tại các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg và cùng được thu mua ở mức 145.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện

(khu vực khảo sát)

Giá thu mua 24/10

(Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

146.200

+1.200

Gia Lai

145.200

+1.000

Đắk Nông

146.500

+1.500

Bà Rịa - Vũng Tàu

145.000

+1.000

Bình Phước

145.000

+1.000

Đồng Nai

145.000

+1.000

 

Trên thị trường thế giới

Cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), trong phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu đen Lampung Indonesia được niêm yết ở mức 6.727 USD/tấn, tiếp tục giảm 26 USD/tấn so với phiên giao dịch trước.

Trong khi đó, giá tiêu tại các nước khác vẫn ổn định. Với tiêu đen Brazil ASTA 570 được giao dịch ở mức 6.400 USD/tấn, tiêu đen Kuching Malaysia có giá 8.700 USD/tấn.

Tiêu đen 500 g/l và 550 g/l xuất khẩu của Việt Nam có giá khoảng 6.500 - 6.800 USD/tấn.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới

Ngày 24/10

(ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi  so với hôm trước

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

6.727

-0,39

Tiêu đen Brazil ASTA 570

6.400

0,0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

8.700

0,0

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

6.500

0,0

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

6.800

0,0

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia giảm 36 USD/tấn, xuống còn 9.210 USD/tấn.

Trong khi tiêu trắng của Việt Nam và Malaysia vẫn ổn định, đạt lần lượt là 9.500 USD/tấn và 11.200 USD/tấn.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới

Ngày 24/10

(ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi so với hôm trước

Tiêu trắng Muntok Indonesia

9.210

-0,39

Tiêu trắng Malaysia ASTA

11.200

0,0

Tiêu trắng Việt Nam

9.500

0,0

Cập nhật thông tin hồ tiêu

Tại Ấn Độ, nông dân trồng tiêu đang hy vọng giá sẽ sớm hồi phục sau khi giảm khoảng 19 Rupee/kg trong nửa tháng qua. Chỉ riêng tuần trước, giá tiêu nội địa Ấn Độ đã giảm 11 Rupee/kg và tổng mức giảm trong năm tuần qua là khoảng 34 Rupee/kg.

Cộng đồng nông dân cho rằng giá giảm là do lượng hàng nhập khẩu lớn từ Sri Lanka theo Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA) với thuế suất 8%. Hiện tại, giá tiêu chưa qua phân loại ở thị trường đầu mối Kochi là 627 Rupee/kg, còn tiêu đã qua phân loại là 647 Rupee/kg.

Ông Kishore Shamji, một thương nhân kinh doanh hồ tiêu ở Kochi và đồng thời là Giám đốc Hiệp hội Thương mại Hồ tiêu và Gia vị Ấn Độ (IPSTA), cho biết hầu như tất cả các thị trường tiêu thụ đều tràn ngập tiêu Sri Lanka. Tình hình này đã tạo thêm áp lực lên tiêu trồng trong nước, dẫn đến giá giảm và buộc nông dân ở các bang trồng tiêu ở miền Nam phải bán tháo hàng tồn kho của họ.

Thậm chí, ngay cả các hiệp hội nông dân trước đó dự đoán giá sẽ hồi phục cũng đang cố gắng thanh lý hàng tồn kho của mình, ông Kishore Shamji cho biết.

Trích dẫn số liệu, ông Kishore Shamji cho biết tổng lượng tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka quý III vừa qua chiếm đến 10.433 tấn trong tổng số 12.606 tấn được nhập khẩu vào Ấn Độ.

Ông Shamji cho biết sản lượng tiêu của Sri Lanka đã vượt 25.000 tấn và họ đang nhắm đến việc bán lượng hàng dư thừa này sang Ấn Độ, nơi có nhu cầu lớn trong nước.

Tuy nhiên, ông cho rằng tiêu nhập khẩu có mật độ khối thấp hơn, tỷ lệ ẩm cao hơn và có sự hiện diện của nấm mốc, góp phần làm giảm giá tiêu trong nước.

Chi nhánh tại Kerala của Hiệp hội các nhà sản xuất hồ tiêu và gia vị Ấn Độ đã kêu gọi Chính phủ hạn chế hoạt động nhập khẩu, vì điều này đang ảnh hưởng nặng nề đến lợi ích của nông dân trong nước.

Hiệp hội cũng cáo buộc rằng các lỗ hổng trong chính sách nhập khẩu đang cho phép tiêu nhập khẩu, vốn dành cho tái xuất, xâm nhập vào thị trường nội địa.

Ông Shamji cũng cho biết thêm rằng việc Tổng cục Ngoại thương (DGFT) cho phép giữ tiêu nhập khẩu trong vòng sáu tháng trước khi tái xuất là một bất cập lớn trong chính sách nhập khẩu-xuất khẩu đối với một mặt hàng nhạy cảm như tiêu, theo Thehindubusinessline.

Hoàng Hiệp