|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 21/9: Giảm rải rác; cao su biến động trái chiều

07:32 | 21/09/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (21/9) giảm 500 đồng/kg ở một vài địa phương trong nước và đi ngang tại các tỉnh trọng điểm khác. Đối với cao su, giá kỳ hạn tiếp tục tăng - giảm trái chiều dưới 0,5% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 22/9  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu giảm 500 đồng/kg ở một vài tỉnh trọng điểm so với hôm qua.

Hiện tại, thị trường trong nước đang thu mua hồ tiêu trong khoảng 64.500 - 67.500 đồng/kg.

Trong đó, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông điều chỉnh giảm 500 đồng/kg xuống mức 65.500 đồng/kg.

Sau khi giảm 500 đồng/kg, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bình Phước hiện xuống mức 66.500 đồng/kg.

Các địa phương còn lại không ghi nhận biến động mới về giá trong hôm nay.

Tỉnh Gia Lai vẫn ghi nhận mức giá thấp nhất là 64.500 đồng/kg và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có mức giá cao nhất là 67.500 đồng/kg.

Tương tự, giá thu mua tại tỉnh Đồng Nai cũng ổn định tại mức 66.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

65.500

-500

Gia Lai

64.500

-

Đắk Nông

65.500

-500

Bà Rịa - Vũng Tàu

67.500

-

Bình Phước

66.500

-500

Đồng Nai

66.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 20/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 19/9 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.893 USD/tấn, tăng 0,05%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.750 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

19/9

20/9

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.891

3.893

0,05

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.750

2.750

0

Tiêu đen Ấn Độ ASTA

6.509

N/A

N/A

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.900

5.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.326 USD/tấn, tăng 0,03%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

19/9

20/9

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.324

6.326

0,03

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.600

7.600

0

Năm ngoái, lượng tiêu xuất khẩu của Malaysia đạt 7.407 tấn, trị giá 153,7 triệu ringgit, đưa quốc gia này nằm trong top những nhà xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới, bên cạnh Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và Brazil.

Người dân Malaysia tự hào rằng, bang Sarawak đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Malaysia lên bản đồ hồ tiêu thế giới. Đây là một kỳ tích đáng nể đối với một quốc gia chỉ có 2,7 triệu dân.

Hạt tiêu được đưa vào Sarawak vào khoảng những năm 1840 bởi những người nhập cư Trung Quốc. Lúc bấy giờ, loại cây gia vị này chủ yếu được trồng ở Bau, Baram, Trusan và Limbang.

Sarawak hiện được xếp hạng trong số 5 nhà sản xuất hạt tiêu hàng đầu thế giới, với khoảng 90% sản lượng hàng năm (tương đương khoảng 25.000 tấn) cho thị trường xuất khẩu.

Tuy đứng sau các nước sản xuất hàng đầu như Việt Nam về số lượng, nhưng hạt tiêu của Sarawak được bán với giá cao do chất lượng vượt trội.

Một trong những thách thức được đặt ra đối với ngành hồ tiêu Sarawak là thu hút người dân tham gia trồng tiêu trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ từ các cây trồng khác, điển hình như dầu cọ và cao su.

Tuy nhiên, chất lượng và thương hiệu của hạt tiêu của bang đã giúp Sarawak tạo ra một thị trường ngách trên phạm vi toàn cầu. Việc tiếp tục phát triển ngành hồ tiêu thượng nguồn và hạ nguồn theo chuỗi giá trị là điều cấp thiết cho sự phát triển của ngành.

Hiện tại, các trang trại trồng tiêu tại bang Sarawak tập trung chủ yếu ở các huyện như Kuching, Samarahan, Sri Aman, Betong, Sarikei và Sibu, nơi tiêu được trồng ở các vùng đồi núi cao, theo New Straits Times.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2022 đạt mức 218,5 yen/kg, tăng 0,23% (tương đương 0,5 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10/2022 được điều chỉnh xuống mức 11.895 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,46% (tương đương 55 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Ông Jeffrey Kitingan, Thứ trưởng của bang Sabah (Malaysia), cho biết, đã đến lúc phải tăng giá sàn của cao su phế liệu ở bang lên 3,50 ringgit/kg để tăng thu nhập cho các hộ nông dân nhỏ, The Star đưa tin.

Mức giá sàn hiện tại là 2,5 ringgit/kg đã được thiết lập cách đây 7 năm và việc duy trì mức giá đến ngày hôm nay là không công bằng đối với các nông hộ nhỏ.

Ông bày tỏ: "Thời thế đã thay đổi và giờ đây có lý do để tăng giá sàn. Chúng tôi phải đảm bảo rằng các hộ nông dân nhỏ có thể kiếm sống, đặc biệt là trong thời gian này khi giá hàng hóa bao gồm cả thực phẩm tăng mạnh”.

Ông cũng giải thích rằng, giá cao su do thị trường đặt ra chứ không phải do Bộ Nông nghiệp và Thủy sản hay Hội đồng Công nghiệp Cao su Sabah (LIGS) quy định. Sự lên xuống của gia được xác định bởi nhu cầu của mặt hàng trên thị trường toàn cầu.

Hơn nữa, ông cho biết, giá của các nguồn cung cấp như thuốc trừ sâu và phân bón nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Tiêu dùng và Thương mại Nội địa Liên bang.

Ông nhấn mạnh: “Điều quan trọng là phải hiểu những yếu tố này để không ai đổ lỗi cho bên sai hoặc cho rằng Bộ có thẩm quyền vô hạn để tăng hoặc giảm giá theo ý muốn. Nếu có quyền, chắc chắn chúng tôi sẽ kiểm soát giá cả phù hợp để người dân có thu nhập tốt hơn”.

"Nhưng sự thật là tất cả giá cả đều do thị trường định hướng. Tôi ước chúng tôi có thể làm được nhiều hơn thế. Thật không may, chúng tôi chỉ có thể giúp đỡ thông qua trợ cấp, viện trợ tiền tệ và hỗ trợ kỹ thuật. Đó là trách nhiệm và chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ này”.

Bên cạnh việc tăng giá sàn của cao su phế liệu, ông Kitingan cho biết, LIGS cũng đề xuất các cách khác để tăng thu nhập cho các nông hộ cao su như trồng các loại cây khác như dứa, nuôi gia súc như gà và khám phá cơ hội trong ngành ong mật không đốt.

Thảo Vy