Giá tiêu hôm nay 16/9: Rời ngưỡng 73.500 đồng/kg, cao su SHFE giảm dưới 0,5%
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 17/9
Theo khảo sát, giá tiêu tại các tỉnh Đông Nam Bộ được điều chỉnh giảm nhẹ 500 đồng/kg, trong khi các tỉnh tại khu vực Tây Nguyên vẫn duy trì mức giá ổn định.
Hiện tại, các tỉnh trọng điểm đang thu mua hồ tiêu với khoảng giá 70.500 - 73.000 đồng/kg.
Chi tiết như sau, hồ tiêu tại tỉnh Gia Lai đang được thu mua với mức giá thấp nhất là 70.500 đồng/kg. Cao hơn một chút là tỉnh Đồng Nai với mức giá 71.000 đồng/kg - giảm 500 đồng/kg so với hôm qua.
Kế đến là hai Đắk Lắk và Đắk Nông vẫn tiếp tục thu mua hồ tiêu với mức giá 71.500 đồng/kg.
Song song đó, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cùng giảm 500 đồng/kg, xuống mức tương ứng là 72.500 đồng/kg và 73.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg) |
Đắk Lắk |
71.500 |
- |
Gia Lai |
70.500 |
- |
Đắk Nông |
71.500 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
73.000 |
-500 |
Bình Phước |
72.500 |
-500 |
Đồng Nai |
71.000 |
-500 |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 15/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 14/9 như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.313 USD/tấn, giảm 0,07%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 14/9 |
Ngày 15/9 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
4.316 |
4.313 |
-0,07 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.950 |
2.950 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.383 USD/tấn, giảm 0,06%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 14/9 |
Ngày 15/9 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.387 |
6.383 |
-0,06 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Số liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ cho thấy, nhập khẩu hồ tiêu của nước này trong 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 13.678 tấn, giảm 49,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ấn Độ đã giảm nhập khẩu từ tất cả các thị trường chính trong nửa đầu năm nay bao gồm Việt Nam giảm 49% xuống còn 4.723 tấn và chiếm 34,5% thị phần; Sri Lanka đạt 3.619 tấn, giảm 46,2% và chiếm 26,4% thị phần; Brazil giảm 59%, đạt 2.019 tấn…
Trong khi đó, xuất khẩu tiêu của Ấn Độ ra thị trường thế giới cũng giảm 34% trong nửa đầu năm xuống còn 7.557 tấn.
Tuy nhiên, thị trường tiêu đen nội địa nước này đã trở nên nóng trong những tuần gần đây do hoạt động mua đầu cơ, trong bối cảnh lo ngại về việc thu hoạch vụ mùa bị trì hoãn do mưa thất thường ở các vùng sản xuất chính của Karnataka và Kerala.
Giá thu mua tại cảng Kochi tăng mạnh 25% từ khoảng 480-500 Rupee/kg lên 603-623 Rupee/kg. Nhưng mức giá này được cho là không có lợi cho người nông dân, bởi đa phần họ đã bán hết hồ tiêu ngay sau khi thu hoạch.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2023 đạt mức 233 yen/kg, tăng 1,42% (tương đương 3,3 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2023 được điều chỉnh xuống mức 12.700 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,47% (tương đương 60 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 7 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 1,44 triệu tấn cao su tự nhiên (HS 4001), trị giá 1,88 tỷ USD, tăng 3,8% về lượng, nhưng giảm 19,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Nhìn chung, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu cao su từ các thị trường như: Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
Trừ Bờ Biển Ngà và Indonesia, lượng cao su tự nhiên nhập khẩu của Trung Quốc từ các thị trường này đều giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2023, đạt 101,25 nghìn tấn, trị giá 112,83 triệu USD, giảm 12,6% về lượng và giảm 33,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 7,03% trong tổng lượng cao su tự nhiên nhập khẩu của Trung Quốc, thấp hơn so với mức 8,35% của 7 tháng đầu năm 2022.
Cũng trong giai đoạn này, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường như: Bờ Biển Ngà, Indonesia, Myanmar, Ghana, Cameroon, Philippines, Sri Lanka…
Trong khi, giảm nhập khẩu từ một số thị trường như: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Lào, Campuchia… so với cùng kỳ năm 2022.