Giá tiêu hôm nay 16/6: Tiếp đà tăng nhẹ; cao su TOCOM giảm 1%
Cập nhật giá tiêu
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 17/6
Theo khảo sát, giá tiêu tăng 500 đồng/kg tại một số tỉnh, cụ thể là Gia Lai, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai điều chỉnh giao dịch lên mốc 72.000 đồng/kg, Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận mức 75.500 đồng/kg. Đây lần lượt là hai mức giá thấp và cao nhất ở thời điểm hiện tại.
Giá tiêu hôm nay tại các địa phương còn lại không có biến động mới. Hiện tại, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang thu mua hồ tiêu với giá 73.000 đồng/kg.
Tương tự, tỉnh Bình Phước cũng duy trì mức giá 74.000 đồng/kg trong hôm nay.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
73.000 |
- |
Gia Lai |
72.000 |
+500 |
Đắk Nông |
73.000 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
75.500 |
+500 |
Bình Phước |
74.000 |
- |
Đồng Nai |
72.000 |
+500 |
Thị trường Ấn Độ đang chứng kiến sự gia tăng ồ ạt một lượng tiêu nhập khẩu giá rẻ từ các nước láng giềng, The Hindu Business Line đưa tin.
Ông Kishore Shamji, một nhà kinh doanh hạt tiêu ở Kochi nhận định, nếu không có hàng nhập khẩu thì giá nội địa có thể đã tăng, đặc biệt là khi bắt đầu có gió mùa - thời điểm nhu cầu thường có xu hướng đi lên.
Ông cũng cho biết: “Hiệp hội Những người Trồng tiêu trong nước đã có nhiều lần đại diện cho Chính phủ Liên minh trong ba năm qua để đưa ra các hạn chế đối với nhập khẩu bất hợp pháp qua đường biên giới”.
“Song, cho đến nay, vẫn chưa có gì được thực hiện và thay vào đó, Tổng cục Ngoại thương (DGFT) đã đưa ra mức giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) ở mức 500 yen/kg đối với loại tiêu nhập khẩu này”.
Tại bang Karnataka, giá tiêu đã giảm khoảng 10% trong những ngày cuối tháng 5, từ khoảng 540 rupee/kg xuống còn 480 rupee/kg. Sự sụt giảm này chủ yếu do giá tiêu nhập khẩu rẻ hơn từ Việt Nam.
Một nông dân trồng tiêu chia sẻ: “Chúng tôi đã kỳ vọng giá sẽ tăng hơn nữa vì mùa vụ năm nay ở Karnataka không quá bội thu, nhưng với việc nhập khẩu rẻ hơn thì e rằng giá sẽ phải chịu nhiều áp lực”.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 6/2022 ghi nhận mức 246,8 yen/kg, giảm 1% (tương đương 2,5 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2022 được điều chỉnh xuống mức 12.730 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,16% (tương đương 20 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Ông Chea Sakhin, Chủ tịch Hợp tác xã Nông nghiệp Tiểu điền Cao su Memot, cho biết, mặc dù sản lượng mủ tăng do thời tiết thuận lợi nhưng giá mặt hàng này đã giảm trong tháng 5 so với tháng trước đó do cung vượt quá cầu.
Ông cho biết, nhìn chung cao su thu hoạch sớm luôn được giá do nhu cầu vẫn ở mức cao và nguồn cung vẫn thấp, nhưng vào cao điểm thu hoạch, giá luôn có xu hướng giảm nhẹ.
Theo ông, giá cao su trung bình là 1.600 USD/tấn vào tháng 5 - giảm 43 USD so với tháng 4 và 100 USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông chia sẻ: “Đầu năm nay không có nhiều gió lớn như năm ngoái nên cao su cũng ít thiệt hại hơn. Hợp tác xã chúng tôi mong muốn có thêm nhà máy chế biến để giúp thu mua cao su của nông dân và bình ổn giá”.
Theo ông Sakhin, các thành viên của cộng đồng không thể mở rộng diện tích đất canh tác vì thị trường chưa ổn định và vẫn đang trong cuộc khủng hoảng COVID-19, song song đó là giá đất cũng đang tăng.
Theo Tổng cục Cao su Campuchia, quốc gia này hiện có 404.044ha dành riêng cho sản xuất cao su, trong đó có 310.193ha cây trồng đã đủ trưởng thành để khai thác lấy mủ, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ước tính từ năm 2022, Campuchia sẽ có thể xuất khẩu trung bình hàng năm 400.000 tấn cao su sang các thị trường như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore và Malaysia, theo The Phnom Penh Post.