Giá tiêu hôm nay 1/4: Giảm 1.000 đồng/kg, giá tiêu tuột khỏi mốc 160.000 đồng/kg
Cập nhật giá tiêu
Tại thị trường trong nước
Khảo sát cho thấy, giá tiêu hôm nay được giao dịch ở mức 158.000 – 159.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg tại tất cả các địa phương sản xuất trọng điểm.
Trong đó, giá tiêu tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông được đưa về mốc 159.000 đồng/kg. Tại các địa phương khác như Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Đồng Nai, giá tiêu giảm xuống còn 158.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua ngày 1/4 (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với ngày hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
159.000 |
-1.000 |
Gia Lai |
158.000 |
-1.000 |
Đắk Nông |
159.000 |
-1.000 |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
158.000 |
-1.000 |
Bình Phước |
158.000 |
-1.000 |
Đồng Nai |
158.000 |
-1.000 |

Trên thị trường thế giới
Trong khi đó, giá tiêu thế giới tiếp tục đi ngang. Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) báo giá tiêu đen Kuching Malaysia ở mức 9.900 USD/tấn; tiêu đen Lampung Indonesia đạt 7.239 USD/tấn; còn tiêu đen ASTA 570 của Brazil ở mức thấp nhất là 7.000 USD/tấn.
Giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam dao động trong khoảng 7.100 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 7.300 USD/tấn với loại 550 g/l.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới |
|
Ngày 1/4 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
7.239 |
- |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
7.000 |
- |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
9.900 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
7.100 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
7.300 |
- |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Malaysia ASTA đứng ở mức 12.400 USD/tấn; tiếp đến là tiêu trắng Việt Nam đạt 10.100 USD/tấn và tiêu trắng Muntok Indonesia đạt 10.066 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới |
|
Ngày 1/4 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia |
10.066 |
- |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
12.400 |
- |
Tiêu trắng Việt Nam |
10.100 |
- |
Cập nhật thông tin hồ tiêu
Ông Enio Bergoli, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp bang Espírito Santo, cho biết sự phát triển mạnh mẽ đã giúp cây hồ tiêu trở thành sản phẩm xuất khẩu nông nghiệp quan trọng thứ ba của bang chỉ trong một thời gian ngắn. Đồng thời đưa Espírito Santo trở thành bang sản xuất tiêu đen lớn nhất Brazil, chiếm hơn 61% sản lượng.
Dù đạt được những con số ấn tượng về sản xuất và xuất khẩu, ngành tiêu Brazil vẫn đang đối mặt với thách thức lớn là tình trạng nhiễm khuẩn Salmonella.
Trong khi đó, yêu cầu về an toàn thực phẩm và sản xuất thực phẩm "không dư lượng hóa chất" ngày càng trở nên khắt khe hơn trên thị trường quốc tế. Gần đây, Liên minh châu Âu đã thay đổi các quy định nhập khẩu đối với hạt tiêu từ Brazil, khiến xuất khẩu của nước này sang khu vực châu Âu gần như bị đình trệ hoàn toàn.
Các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp tư nhân đang phối hợp để khôi phục những thị trường xuất khẩu quan trọng.
Là công ty tiên phong tại Espírito Santo, Grancafé đã đầu tư 12 triệu Real vào hệ thống máy móc và chính thức đưa vào vận hành từ tháng 11/2024.
Hơn 250 tấn hạt tiêu đen đã được xử lý bằng hệ thống khử trùng hơi nước của Grancafé, thiết bị có khả năng loại bỏ tình trạng nhiễm khuẩn của hạt tiêu. Công nghệ nhập khẩu từ Hà Lan này được kỳ vọng sẽ giúp lấy lại thị trường châu Âu và Mỹ, vốn chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
“Grancafé là nhà xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Brazil. Mặc dù Brazil là quốc gia có năng suất hạt tiêu cao nhất thế giới trên mỗi héc ta, nhưng thách thức lớn nhất của chúng tôi là vươn lên dẫn đầu về chất lượng. Chúng tôi tin rằng mình sẽ sớm đạt được mục tiêu này.
Hệ thống khử trùng mới sẽ có tác động trực tiếp đến nền kinh tế Brazil vào năm 2025, khi sản lượng hạt tiêu dự kiến đạt 110.000 tấn,” ông Frank Moro, Giám đốc Thương mại & Xuất khẩu của Grancafé, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Gia vị Brazil (BSA), cho biết.
“Salmonella là một trong những loại vi sinh vật phổ biến trên hạt tiêu đen, và đây là vấn đề rất nghiêm trọng vì hạt tiêu thường được tiêu thụ trực tiếp mà không qua xử lý nhiệt.
Một loại nhiễm khuẩn khác là bệnh thán thư, một chất cặn hóa học từ quá trình sấy trong máy sấy quay bằng nhiệt trực tiếp, hiện bị cấm ở châu Âu và Mỹ. Việc tiếp tục sử dụng phương pháp này đã ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của Brazil, vì chúng tôi là quốc gia duy nhất vẫn cho phép tình trạng này diễn ra trong sản phẩm xuất khẩu,” ông Moro nhận định.
Theo người đứng đầu ngành nông nghiệp của bang, ông Bergoli: "Chúng tôi đã phân bổ ngân sách cho nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất tiêu, đồng thời trang bị thêm cơ sở vật chất cho Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Espírito Santo (Incaper) để hỗ trợ nông dân.
Ngoài ra, chính phủ còn hợp tác với các hợp tác xã, tổ chức Senar và các sở nông nghiệp địa phương để đào tạo và nâng cao chất lượng tiêu thông qua các thực hành thu hoạch và sau thu hoạch tốt hơn".