|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 10/7: Thị trường ít biến động trong tuần qua

06:45 | 10/07/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (10/7) dao động trong khoảng 68.000 - 71.000 đồng/kg. Trong 6 ngày qua, thị trường hồ tiêu có xu hướng ổn định, duy chỉ ghi nhận biến động 1.000 - 1.500 đồng/kg vào ngày thứ Bảy (9/7).

Cập nhật giá tiêu trong nước

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 11/7 

Giá tiêu tuần này nhìn chung có xu hướng đi ngang tại các tỉnh trọng điểm trong nước. Song so với đầu tuần, giá thu mua giảm 1.000 - 1.500 đồng/kg, với mức biến động được ghi nhận vào ngày hôm qua (9/7).

Hiện tại, mức giá thấp nhất là 68.000 đồng/kg cùng có mặt tại hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai.

Cùng ghi nhận mức giá 69.000 đồng/kg vào cuối tuần là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

Giá thu mua hồ tiêu tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt đạt mức 69.500 đồng/kg và 71.000 đồng/kg.

Biến động giá tiêu trong tuần qua. Đơn vị: đồng/kg. Tổng hợp: Thảo Vy 

Cập nhật thông tin hồ tiêu thế giới

Trong tháng 4/2022, nhập khẩu hạt tiêu của Đức ghi nhận mức thấp nhất trong vài năm gần đây. Căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tại Đức giảm.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu hạt tiêu của Đức trong tháng 4/2022 đạt 1,52 nghìn tấn, trị giá 8,21 triệu USD, giảm 30,1% về lượng và giảm 28,1% về trị giá so với tháng 3/2022, so với tháng 4/2021 giảm 37,2% về lượng và giảm 13,5% về trị giá.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, Đức nhập khẩu hạt tiêu đạt 7,4 nghìn tấn, trị giá 37,8 triệu USD, giảm 24,9% về lượng, nhưng tăng 9,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 4/2022, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu vào thị trường Đức đạt mức 5.390 USD/tấn, tăng 2,8% so với tháng 3/2022 và tăng 37,8% so với tháng 4/2021.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu vào thị trường Đức đạt mức 5.101 USD/tấn, tăng 45,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu từ hầu hết các nguồn cung chính tăng, ngoại trừ giá nhập khẩu từ Ấn Độ giảm 12,2%, xuống mức 5.790 USD/tấn.

Ảnh: Thảo Vy

Thảo Vy

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).