Giá tiêu hôm nay 10/2: Thị trường trong nước tiếp đà đi ngang
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 11/2
Theo khảo sát, giá tiêu không có thay đổi so với hôm qua.
Hiện tại, các địa phương đang thu mua hồ tiêu với khoảng giá 81.000 - 84.000 đồng/kg.
Chi tiết như sau, mức giá thấp nhất hiện tại là 81.000 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Đồng Nai, cao hơn một chút là tỉnh Gia Lai với mức giá 81.500 đồng/kg.
Song song đó, các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn được áp dụng mức giá chung là 83.500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông tiếp tục ổn định ở mức 84.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg) |
Đắk Lắk |
83.500 |
- |
Gia Lai |
81.500 |
- |
Đắk Nông |
83.500 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
83.500 |
- |
Bình Phước |
84.000 |
- |
Đồng Nai |
81.000 |
- |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 9/2 (theo giờ địa phương), giá tiêu đen Lampung (Indonesia), tiêu đen Brazil ASTA 570 và tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn duy trì ổn định.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 8/2 |
Ngày 9/2 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
3.898 |
3.898 |
0 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
3.750 |
3.750 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok, tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 8/2 |
Ngày 9/2 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.147 |
6.147 |
0 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Theo báo cáo thường niên năm 2023 của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia cho thấy, Campuchia sản xuất từ 17.000 đến 20.000 tấn hạt tiêu hàng năm trên diện tích 7.000 ha.
Tuy nhiên, sản lượng hạt tiêu của nước này trong thời gian gần đây đã giảm khoảng 10 – 20%. Campuchia trồng hạt tiêu chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu, tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 5-7%/năm.
Năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu của Campuchia đạt 6.153 tấn, giảm 26,8% so với năm 2022. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến đơn đặt hàng từ hầu hết các thị trường quốc tế giảm.
Dữ liệu cho thấy sự sụt giảm xuất khẩu hạt tiêu vào năm 2023 chủ yếu là với hạt tiêu thông thường, trong khi xuất khẩu hạt tiêu Kampot vẫn tiếp tục duy trì như các năm trước.
Năm 2023, giá hạt tiêu xuất khẩu cũng duy trì ở mức thấp, đạt khoảng 12.000 Riel/kg (tương đương 2,93 USD/kg), giảm so với mức 14.000 Riel/kg (tương đương 3,42 USD/kg) trong năm 2022.
Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm 2023, giá hạt tiêu có xu hướng tăng dần tại thị trường Campuchia. Năm 2023, Campuchia chủ yếu xuất khẩu hạt tiêu sang Việt Nam, chiếm 80% tổng lượng (không bao gồm sản phẩm hạt tiêu có Chỉ dẫn địa lý (GI) Kampot-Kep).
Bên cạnh đó, Campuchia xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường Đức, Thái Lan, Pháp, Ấn Độ, Bỉ, Đài Loan, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và Singapore, ghi nhận từ báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 2/2024 đạt mức 278,6 yen/kg, giảm 0,46% (tương đương 1,3 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2024 được điều chỉnh lên mức 13.310 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,76% (tương đương 100 nhân dân tệ) so với giao dịch.
Theo báo Điện tử VOV, ông Trần Nam Long, Giám đốc Nông trường Cao su Chăn nưa, Công ty Cổ phần cao su Lai Châu II cho biết, thường vào tháng 12 hàng năm, cây cao su bắt đầu rụng lá và việc thu hoạch mủ cũng sẽ tạm dừng để bước vào đợt chăm sóc mới. Tuy nhiên, mùa xuân năm nay đặc biệt hơn mọi năm là việc khai thác hiện vẫn đang được tiến hành.
Gần 300 công nhân, người lao động của nông trường đang rải khắp diện tích hơn 1.200ha cao su với quyết tâm đảm bảo chu trình cạo mủ trước tết nguyên đán. Điều này đồng nghĩa với việc công nhân, người lao động sẽ có thêm thu nhập để có một cái tết đủ đầy hơn.
Với hơn 12.000ha cao su đưa vào khai thác, các công ty cao su ở Lai Châu đã tuyển hơn 2.500 người vào làm công nhân, phần lớn số này là người dân địa phương. Có việc làm và thu nhập ổn định, đời sống của công nhân, người lao động và các hộ góp đất trồng cao su đang dần trở nên khấm khá hơn.
Ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần cao su Lai Châu II cho biết, hiện nay, công ty đã đưa vào khai thác gần 3.800/4.720ha cao su ở các huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè. Năm 2023, công ty thu hoạch đạt gần 3.700 tấn mủ khô. Tết này, từ các nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, đơn vị đã thưởng mỗi công nhân, người lao động trực tiếp từ 300.000 – 600.000 đồng. Bên cạnh đó, công đoàn và đoàn thanh niên Tập đoàn cũng hỗ trợ hơn 70 suất quà, với tổng trị giá gần 50 triệu đồng cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn.
“Tết nguyên đán này ngoài chi đủ tiền lương theo quy định, công ty cũng đã phân phối lại quỹ tiền lương hơn 800 triệu đồng cho người lao động để họ yên tâm đón tết.
Công đoàn công ty cũng hỗ trợ gần 1.000 suất quà, với trị giá hơn 200 triệu đồng; đồng thời hỗ trợ tiền xe về tết cho cán bộ, công nhân viên, người lao động 2 chuyến xe trị giá 60 triệu đồng. Nhằm cho lo cho người lao động có một cái tết đầm ấm, vui tươi để bước vào khí thế sản xuất, kinh doanh năm 2024 cố gắng vượt mức kế hoạch tập đoàn giao”, ông Nguyễn Hữu Phước cho biết.
Cây cao su đang mang đến diện mạo mới cho các bản làng ở vùng cao Lai Châu. Từ các cánh rừng cao su bạt ngàn, bà con đã làm chủ được kinh tế gia đình nhờ cần cù, chịu khó trong chăm sóc và cạo mủ. Xuân mới đến mang theo niềm tin, ước vọng về một năm lao động sản xuất nhiều thắng lợi.