Giá thép xây dựng hôm nay (8/7): Giá quặng sắt bùng nổ nhưng có thể quay đầu giảm trở lại
Giá quặng sắt bùng nổ nhưng có thể quay đầu giảm trở lại
Giá thép xây dựng hôm nay
Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải ổn định ở mức 4.013 nhân dân tệ/tấn vào lúc 8h15 (giờ Việt Nam).
Giá quặng sắt đạt mức cao kỉ lục trong 5 năm ở 130 USD/tấn vào tuần này trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt từ Australia và Brazil.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích tài nguyên hàng đầu của Australia dự đoán tình trạng giá tăng gần gấp đôi trong năm nay sẽ không kéo dài khi các nhà sản xuất chi phí cao hơn như Trung Quốc, Indonesia và Malaysia quay trở lại thị trường.
Họ cũng cảnh báo những tác động từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung cũng đang đè nặng lên ngành sản xuất Trung Quốc.
Thảm họa vỡ đập của công ty Vale hồi tháng 1 đã khiến hơn 240 người thiệt mạng và buộc các mỏ đóng cửa sản xuất khi chính quyền Brazil mở nhiều cuộc điều tra.
Các báo cáo về một thỏa thuận đình chiến trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tuần qua làm tăng thêm hi vọng sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế và nhu cầu thép, với giá quặng sắt tăng vọt trên 120 USD/tấn trong tuần này, kể cả tại cảng Thanh Đảo giá đã tăng lên gần 127 USD/tấn.
Trữ lượng quặng sắt tồn kho của Trung Quốc tiếp tục giảm, phản ánh mức độ thâm hụt nguồn cung và sự mất cân bằng trong cán cân cung cầu trên thị trường, theo hellenicshippingnews.
Tuy nhiên, giá quặng sắt kì hạn tại Trung Quốc đã giảm trở lại vào cuối tuần trước xuống còn 126,54 USD/tấn.
Tuy nhiên, ông Vivek Dhar, chiến lược gia của Ngân hàng Commonwealth, cảnh báo giá quặng sắt dự kiến sẽ quay đầu khi các nhà khai thác chi phí cao hơn quay trở lại thị trường và nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.
"Chúng tôi dự báo giá trong tháng 8 sẽ giảm khi lợi nhuận ngành thép Trung Quốc thấp hơn và nguồn cung trở lại", ông Dhar nói.
Tuy nhiên, Vale dự kiến sẽ không trở lại sản xuất đầy đủ cho đến năm 2022.
Trong ngắn hạn, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc, và Bắc Kinh dự kiến sẽ tiếp tục tăng cường chi tiêu.
Ông Dhar cho biết câu hỏi quan trọng đặt ra là liệu các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc có đủ hiệu quả hay không.
Ngoài ra, ông cũng cảnh báo chi tiêu của Trung Quốc nhiều hơn có nghĩa là nợ chính phủ sẽ cao hơn.