|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá thép xây dựng hôm nay (2/3): Hàng tồn kho thép chồng chất do nhu cầu ảnh bị ảnh hưởng bởi virus corona

11:38 | 02/03/2020
Chia sẻ
Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 60 nhân dân tệ lên 3.414 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).
Giá thép xây dựng hôm nay (2/3): Hàng tồn kho thép chồng chất do nhu cầu ảnh bị ảnh hưởng bởi virus corona   - Ảnh 1.

Hàng tồn kho thép chồng chất do nhu cầu ảnh bị ảnh hưởng bởi virus corona

Giá thép xây dựng hôm nay

Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 60 nhân dân tệ lên 3.414 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).

Chốt phiên giao dịch thứ Sáu tuần trước (28/2), giá thép thanh xây dựng giảm 2,7% trong khi giá thép cuộn cán nóng giảm 1,8% và giá thép không gỉ giảm 1,9%, theo Reuters.

Hợp đồng quặng sắt trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 3,1% xuống còn 616,5 nhân dân tệ/tấn (tương đương 87,91 USD/tấn) sau khi giảm 4,7% trước đó do lo ngại virus corona khiến kinh tế toàn cầu suy thoái, làm mờ triển vọng nhu cầu đối với nguyên liệu thô.

Dự trữ sản phẩm thép tại Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh trong tháng này khi các nỗ lực của chính phủ nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch virus corona khiến nhu cầu thép khó có thể phục hồi.

Hàng tồn kho của 5 sản phẩm thép chính, gồm thép thanh xây dựng và thép cuộn cán nóng, tăng mạnh kể từ cuối tháng 1 khi số lượng nhiễm virus tăng đột biến ở Trung Quốc, làm tê liệt các tuyến đường giao thông và nhu cầu hạ nguồn suy yếu.

Dự trữ thép do các thương nhân Trung Quốc nắm giữ đạt 23,74 triệu tấn tính đến ngày 27/2, mức cao nhất kể từ tháng 5/2006, theo dữ liệu của Mysteel.

Một thương nhân có trụ sở tại Bắc Kinh, thường mua sản phẩm thép từ các nhà máy lớn ở tỉnh sản xuất thép hàng đầu - Hà Bắc với kho có khả năng lưu trữ ở mức 2 triệu tấn, cho biết hàng tồn kho tại nhà máy của ông đang chồng chất.

Lĩnh vực bất động sản, chiếm khoảng 40% lượng tiêu thụ thép của Trung Quốc, bị đình trệ trong khi các ngành công nghiệp khác có thể sẽ hoạt động dưới mức công suất tối đa, ANZ cho biết.

Một số nhà máy thép ở Trung Quốc đã cắt giảm sản xuất hoặc quyết định tiến hành bảo trì để đáp ứng nhu cầu chậm chạp.

Nếu không có sự phục hồi trong hoạt động công nghiệp vào cuối quí I, ngành thép sẽ đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng nề.

Linh Giang