|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón trái chiều từ 5.000 đồng/bao đến 15.000 đồng/bao trong phiên đầu tuần ngày 5/8

08:57 | 05/08/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (5/8) tăng, giảm không đồng nhất ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Theo đó, phân DAP có mức giá cao nhất tại khu vực, rơi vào khoảng 980.000 - 1.030.000 đồng/bao .

Tại khu vực miền Trung

Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (5/8) tại khu vực miền Trung đi ngang . 

Cụ thể, phân urê Phú Mỹ, Ninh Bình có giá bán lần lượt là 560.000 - 600.000 đồng/bao và 550.000 - 590.000 đồng/bao. 

Song song đó, phân kali duy trì mức giá ổn định, dao động tư 520.000 đồng/bao đến 590.000 đồng/bao. 

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 5/8

Ngày 3/8

Thay đổi

Phân URÊ

Phú Mỹ

560.000 - 600.000

560.000 - 600.000

-

Ninh Bình

550.000 - 590.000

550.000 - 590.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

940.000 - 970.000

940.000 - 970.000

-

Song Gianh

910.000 - 950.000

910.000 - 950.000

-

Phân KALI bột

Phú Mỹ

530.000 - 580.000

530.000 - 580.000

-

Hà Anh

520.000 - 590.000

520.000 - 590.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

720.000 - 750.000

720.000 - 750.000

-

Phú Mỹ

720.000 - 750.000

720.000 - 750.000

-

Lào Cai

720.000 - 740.000

720.000 - 740.000

-

Phân Lân

Lâm Thao

250.000 - 280.000

250.000 - 280.000

-

Lào Cai

250.000 - 270.000

250.000 - 270.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Tại khu vực Tây Nam Bộ

Cũng theo ghi nhận, thị trường phân bón điều chỉnh trái chiều tại khu vực Tây Nam Bộ.

Chi tiết như sai, phân urê Cà Mau giảm từ 5.000 đồng/bao đến 15.000 đồng/bao, hiện các đại lý đang bán ra với mức giá khoảng 535.000 - 545.000 đồng/bao. 

Mặt khác, phân urê Phú Mỹ lại có mức giá khoảng 520.000 - 530.000 đồng/bao sau khi tăng 10.000 đồng/bao. 

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 5/8

Ngày 3/8

Thay đổi

Phân URÊ

Cà Mau

535.000 - 545.000

540.000 - 560.000

- 5.000 - 15.000

Phú Mỹ

520.000 - 530.000

520.000 - 540.000

+ 10.000 

Phân DAP

Hồng Hà

980.000 - 1.030.000

980.000 - 1.030.000

-

Đình Vũ

730.000 - 790.000

730.000 - 790.000

-

Phân KALI Miểng

Cà Mau

490.000 - 520.000

490.000 - 520.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

620.000 - 660.000

620.000 - 660.000

-

Phú Mỹ

620.000 - 660.000

620.000 - 660.000

-

Việt Nhật

610.000 - 650.000

610.000 - 650.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

850.000 - 900.000

850.000 - 900.000

-

Số liệu: 2nong.vn 

 

Hiệp hội Phân bón Việt Nam thúc đẩy sản xuất phân bón nội địa

Ngày 2/8, Hiệp hội Phân bón Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ VI nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ông Phùng Hà, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký làm Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Thông tin về kết quả tổng quan ngành phân bón, ông Hà chia sẻ, nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 10,5 - 11 triệu tấn các loại mỗi năm. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu trên 2,62 triệu tấn, tăng gần 59% về khối lượng. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại ghi nhận giảm 47% xuống còn 856 triệu USD.

Về thị trường, phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, riêng thị trường này đã chiếm khoảng 38% - 40% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước năm 2023.

Thời gian gần đây mỗi năm cả nước sản xuất khoảng 6,5 – 7 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó, sản lượng sản xuất phân ure năm 2023 tại Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc đạt 325.860 tấn; Đạm Ninh Bình đạt 440.000 tấn.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ghi nhận sản lượng sản xuất khoảng 3,1 triệu tấn phân bón các loại; PVFCCo đạt trên 980.000 tấn; PVCFC đạt 954.000 tấn ure và 150.000 tấn NPF...

Đối với phân bón hữu cơ, ông Hà, nhấn mạnh, để sản xuất nông nghiệp xanh đang rất cần khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ, thế nhưng tỉ lệ vẫn còn khiêm tốn với khoảng 2 - 3 triệu tấn/năm.

Về những mặt hạn chế, ông Hà cho biết, do nguồn lực và nhân lực có hạn nên trong nhiệm kỳ vừa qua, Hiệp hội vẫn còn chưa chú trọng được nhiều vào xu thế mới là giảm khí phát thải nhà kính khi sản xuất và sử dụng phân bón, tăng cường nghiên cứu và sử dụng các loại phân bón thế hệ mới.

Tại Đại hội, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã bầu Ban Thường vụ Hiệp hội Phân bón Việt Nam gồm 28 thành viên. TS. Phùng Hà, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký làm Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029. Ông Nguyễn Trí Ngọc được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ tới, Hiệp hội Phân bón Việt Nam tiếp tục kiến nghị sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 phần liên quan đến phân bón (chuyển phân bón từ mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng sang mặt hàng chịu thuế gia trị gia tăng ở mức 5%); kiến nghị xem xét sửa đổi Nghị định 26 về thuế suất thuế xuất khẩu phân bón theo nguyên tắc: áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 5% đối với loại phân bón trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu, phải giữ lại cho tiêu dùng trong nước và mức thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với loại phân bón trong nước đã sản xuất đủ hoặc dư thừa.

Bên cạnh đó, Hiệp hội đã góp ý, phản biện và lấy ý kiến góp ý của doanh nghiệp thành viên đối với văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách bất cập, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp phân bón, thí dụ các thủ tục về khảo nghiệm, số lượng các chủng loại phân bón.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông  nghiệp và Phát triển nông thôn  (NN&PTNT) đã đề nghị Hiệp hội Phân bón Việt Nam có giải pháp tổ chức sản xuất hiệu quả, chủ động nguồn nguyên liệu để duy trì đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường trong nước, áp dụng công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, tiết giảm chi phí sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phù hợp để cạnh tranh với phân bón nhập khẩu, theo Báo Chính Phủ.

 Ảnh: Gia Ngọc

 

Gia Ngọc