|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón ngày 13/5: Đồng loạt đi ngang

09:25 | 13/05/2025
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (13/5) đồng loạt đứng yên trên thị trường phân bón. Theo đó, phân kali bột Phú Mỹ, Hà Anh có cùng mức giá 520.000 - 560.000 đồng/bao.

Tại khu vực miền Trung

Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (13/5) tại khu vực miền Trung đi ngang so với hôm qua.

Trong đó, phân urê Phú Mỹ, Ninh Binh có giá bán lần lượt là 620.000 - 650.000 đồng/bao và 610.000 - 640.000 đồng/bao. 

Bên cạnh đó, phân lân có giá bán thấp nhất khu vực, dao động khoảng 270.000 - 300.000 đồng/bao. 

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 12/5

Ngày 13/5

Thay đổi

Phân URÊ

Phú Mỹ

620.000 - 650.000

620.000 - 650.000

-

Ninh Bình

610.000 - 640.000

610.000 - 640.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

950.000 - 980.000

950.000 - 980.000

-

Song Gianh

910.000 - 930.000

910.000 - 930.000

-

Phân KALI bột

Phú Mỹ

520.000 - 560.000

520.000 - 560.000

-

Hà Anh

520.000 - 560.000

520.000 - 560.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

720.000 - 740.000

720.000 - 740.000

-

Phú Mỹ

710.000 - 730.000

710.000 - 730.000

-

Lào Cai

700.000 - 720.000

700.000 - 720.000

-

Phân Lân

Lâm Thao

280.000 - 300.000

280.000 - 300.000

-

Lào Cai

270.000 - 290.000

270.000 - 290.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Tại khu vực Tây Nam Bộ

Cũng theo ghi nhận, thị trường phân bón tại khu vực Tây Nam Bộ không ghi nhận điều chỉnh mới. 

Cụ thể, 1.250.000 - 1.300.000 đồng/bao là giá bán cao nhất khu vực, được áp dụng với phân DAP Hồng Hà. 

Cùng lúc, phân NPK 20 - 20 -15 Ba con cò được các đại lý bán ra với mức giá từ 870.000 đồng/bao đến 900.000 đồng/bao. 

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 8/5

Ngày 23/5

Thay đổi

Phân URÊ

Cà Mau

630.000 - 650.000

630.000 - 650.000

-

Phú Mỹ

620.000 - 640.000

620.000 - 640.000

-

Phân DAP

Hồng Hà

1.250.000 - 1.300.000

1.250.000 - 1.300.000

-

Đình Vũ

840.000 - 870.000

840.000 - 870.000

-

Phân KALI Miểng

Cà Mau

500.000 - 530.000

500.000 - 530.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

600.000 - 640.000

600.000 - 640.000

-

Phú Mỹ

600.000 - 640.000

600.000 - 640.000

-

Việt Nhật

610.000 - 650.000

610.000 - 650.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

870.000 - 900.000

870.000 - 900.000

-

Số liệu: 2nong.vn

   Nguồn: Wichart 

Giá điện tăng ảnh hưởng thế nào đến giá bán phân bón? 

 

Với việc giá điện tăng từ ngày 10/5, giá thành sản xuất phân bón và giá phân bón bán ra trên thị trường sẽ bị ảnh hưởng thế nào? Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn các doanh nghiệp phân bón thuộc Vinachem. 

Việc tăng giá điện cho sản xuất kinh doanh áp dụng từ ngày 10/5 vừa qua tác động đáng kể đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như giá thành sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, các đơn vị thành viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ để duy trì hoạt động hiệu quả và giá bán phân bón hợp lý cho nông dân tại thị trường trong nước cũng như nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu .

Chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Trần Đại Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết, với sản lượng điện tiêu thụ bình quân 3,7 triệu kWh/tháng, việc tăng giá điện theo Quyết định số 1279/QĐ-BCT ngày 9/5/2025 của Bộ Công Thương sẽ làm chi phí sản xuất của Công ty tăng bình quân thêm hơn 4 tỷ đồng/năm. Theo đó, tùy từng loại sản phẩm mà chi phí tăng khác nhau, nhưng bình quân giá thành sản phẩm phân bón tăng khoảng 10.000 đồng/tấn.

Cùng đó, Công ty vận hành có hiệu quả các hệ thống thiết bị tiết kiệm điện năng đã được lắp đặt như: Bộ biến tần ba pha quạt hút khí Flo 250kW, quạt hút sấy nóng, sấy nguội 110-132kW, động cơ nghiền 45-55 kW, động cơ đĩa vê viên, động cơ que trộn 37-45kW.

Ngoài ra, Công ty cũng đang triệt để áp dụng là thay thế toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng Led có độ phát sáng cao, tiết kiệm điện năng (1.350 bộ); lắp đặt hệ thống điều khiển có thể cài đặt theo nhu cầu và mục đích sử dụng đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Về phía Công ty Cổ phần DAP-VINACHEM, DAP Đình Vũ đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả quản trị và tối ưu hóa sản xuất. Mục tiêu là hạn chế tối đa tác động bất lợi của việc tăng giá điện, đồng thời duy trì ổn định giá bán và năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, ông Nguyễn Anh Dũng cho biết.

Tuy nhiên, là doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu phân bón, đại diện DAP-VINACHEM cũng cho biết, trong bối cảnh các chính sách thuế quan mới từ Mỹ có thể tạo ra áp lực bất lợi đối với hàng hóa xuất khẩu, trong đó có phân bón, DAP Đình Vũ kiến nghị Chính phủ xem xét có các chính sách ưu đãi thuế nội địa, nhất là các loại thuế liên quan đến nguyên nhiên liệu đầu vào.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý liên quan cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất phân bón tiếp cận các thị trường mới để mở rộng xuất khẩu. Đặc biệt, việc tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước tiếp cận tín dụng ưu đãi là rất quan trọng để doanh nghiệp có thêm nguồn lực đầu tư đổi mới công nghệ, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải.

 Ảnh: Gia Ngọc


 

 

Gia Ngọc

Việt Nam - Mỹ công bố kết quả vòng đàm phán Hiệp định song phương về thương mại đối ứng thứ 3
Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Howard Lutnick và Đại sứ Jamieson Greer, Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán và cơ bản thống nhất với những ý tưởng mà Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam đưa ra.