|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón hôm nay 5/3: Giảm rải rác một vài thương hiệu phía Bắc

09:25 | 05/03/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (5/3) ghi nhận giảm ở khu vực phía Bắc. Hiện tại, phân DAP Con Ó Pháp đang giữ mức giá cao nhất là 1.000.000 - 1.110.000 đồng/bao.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên

Ghi nhận hôm nay (5/3) cho thấy, giá phân bón tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên duy trì ổn định so với ngày 2/3.

Theo đó, giá phân lân Lâm Thao hiện dao động trong khoảng 230.000 - 280.000 đồng/bao. Đây cũng là mức giá thấp nhất tại thời điểm khảo sát.

Cùng lúc, phân urê Cà Mau và Phú Mỹ có giá ổn định ở mức 570.000 - 610.000 đồng/bao và 570.000 - 610.000 đồng/bao.

Đồng thời, phân kali bột Cà Mau, Phú Mỹ tiếp tục niêm yết giá cùng mức là 690.000 - 750.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, giá bán của hai loại Cà Mau, Phú Mỹ được ghi nhận trong khoảng 750.000 - 800.000 đồng/bao và loại Đầu Trâu có giá khoảng 830.000 - 850.000 đồng/bao.

Tương tự, giá phân NPK 20 - 20 - 15 TE Bình Điền giữ nguyên trong khoảng 1.050.000 - 1.090.000 đồng/bao. Còn lại phân DAP con ó Pháp, giá bán đang ở mức cao nhất trong khu vực là 1.000.000 - 1.110.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - TÂY NGUYÊN

Tên loại

Ngày 5/3

Ngày 2/3

Thay đổi

Phân URÊ

Cà Mau

570.000 - 610.000

570.000 - 610.000

-

Phú Mỹ

570.000 - 610.000

570.000 - 610.000

-

Phân DAP 

Con ó Pháp

1.000.000 - 1.110.000

1.000.000 - 1.110.000

-

Phân KALI bột

Cà Mau

690.000 - 750.000

690.000 - 750.000

-

Phú Mỹ

690.000 - 750.000

690.000 - 750.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

750.000 - 800.000

750.000 - 800.000

-

Phú Mỹ

750.000 - 800.000

750.000 - 800.000

-

Đầu Trâu

830.000 - 850.000

830.000 - 850.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15 TE

Bình Điền

1.050.000 - 1.090.000

1.050.000 - 1.090.000

-

Phân Lân

Lâm Thao

230.000 - 280.000

230.000 - 280.000

-

Số liệu: 2nong.vn.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Bắc

Giá phân bón tại khu vực miền Bắc giảm ở một vài thương hiệu trong sáng nay.  

Cụ thể, mức giá thấp nhất hiện tại là 260.000 - 290.000 đồng/bao áp dụng cho phân Supe lân Lâm Thao, giảm 10.000 đồng/bao.

Kế đến là phân urê Hà Bắc và urê Phú Mỹ với mức giá tương ứng là 520.000 - 560.000 đồng/bao và 520.000 - 570.000 đồng/bao, giảm khoảng 20.000 - 40.000 đồng/bao. 

Song song đó, phân kali bột Canada và Hà Anh đang được bán ra với cùng mức giá là 680.000 - 690.000 đồng/bao, cùng giảm 20.000 đồng/bao so với hôm trước. 

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, giá bán của loại Việt Nhật và loại Phú Mỹ đang được niêm yết trong khoảng 800.000 - 840.000 đồng/bao.

Tương tự, giá phân NPK 16 - 16 - 8 + TE Việt Nhật cũng đi ngang tại mức tương ứng là 870.000 - 890.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

KHU VỰC MIỀN BẮC

Tên loại

Ngày 5/3

Ngày 2/3

Thay đổi

Phân URÊ

Hà Bắc

520.000 - 560.000

560.000 - 590.000

-30.000 - 40.000

Phú Mỹ

520.000 - 570.000

560.000 - 590.000

-20.000 - 40.000

Phân NPK 16 - 16 - 8 + TE

Việt Nhật

870.000 - 890.000

870.000 - 900.000

-

Phân Supe Lân

Lâm Thao

260.000 - 290.000

270.000 - 300.000

-10.000

Phân NPK 16 - 16 - 8

Việt Nhật

800.000 - 840.000

800.000 - 840.000

-

Phú Mỹ

800.000 - 840.000

800.000 - 840.000

-

Phân KALI bột

Canada

680.000 - 690.000

680.000 - 710.000

-20.000

Hà Anh

680.000 - 690.000

680.000 - 710.000

-20.000

Số liệu: 2nong.vn.

 

Cần chính sách khuyến khích doanh nghiệp duy nhất sản xuất SOP

Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Đạt, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ, đơn vị duy nhất sản xuất SOP tại Việt Nam và Đông Nam Á, cho biết: “Chúng tôi sản xuất SOP với 50% sản lượng bán trong nước và 50% xuất khẩu. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng trong nước chưa nhiều. Tiền thì vay, đất đi thuê. Tài nguyên chỉ chiếm chủ yếu là đất và nước lại thêm thuế 5% xuất khẩu là rất khó khăn cho doanh nghiệp”.

Phân tích rõ hơn về tình hình sản xuất, kinh doanh mặt hàng này, ông Đặng Thanh Bình, Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ cho rằng, Bộ Tài chính đã nhóm mặt hàng KCl và SOP (K2SO4) vào chung một nhóm phải chịu thuế suất 5% khi xuất khẩu.

Tuy nhiên, mặt hàng KCl là hàng hóa được nhập khẩu 100% và Việt Nam hoàn toàn không có mỏ khai thác, chế biến. Riêng SOP là mặt hàng đã được sản xuất trong nước nên cần được xem xét cùng với nhóm phân bón sản xuất trong nước khác như NPK, DAP (mức thuế xuất khẩu 0%).

“Mặt hàng SOP cũng hoàn toàn phù hợp quy định thuế suất dựa theo tỷ lệ tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng (chiếm khoảng 6% theo kết luận của thanh tra thuế trong 3 năm liên tục), vì nguyên liệu chính để sản xuất (KCl, H2SO4) hoàn toàn nhập khẩu”, ông Bình dẫn chứng.

Bởi nguyên liệu chính hoàn toàn nhập khẩu nên giá thành sản xuất sản phẩm tương đương với các đối thủ khác trong thị trường quốc tế. Do vậy, việc áp mức xuất khẩu 5% làm gia tăng chi phí và đem lại thua thiệt cho doanh Việt trên thị trường thế giới.

Năm 2023, Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ chạy hơn 110% công suất, đạt 22.600 tấn SOP. Trong đó, sản lượng cung ứng trong nước chiếm 60% và còn lại là xuất khẩu. Hiện, SOP là mặt hàng phân bón đặc biệt đối với nông sản chất lượng cao, tuy nhiên, do tập quán canh tác của nông dân chưa quen với việc sử dụng phân bón chất lượng cao nên nhu cầu tiêu thụ của SOP còn thấp.

Theo khảo sát của công ty, tổng nhu cầu sử dụng SOP sẽ tăng lên nhanh khi các khu vực trồng sầu riêng rộng lớn của Hoàng Anh Gia Lai, Thagrico sẽ bắt đầu thu hoạch từ năm 2024. Nhằm đảm bảo ổn định sản xuất liên tục, SOP Phú Mỹ đã tính toán hài hòa trong việc cung cấp sản phẩm SOP trong nước và xuất khẩu theo hướng sẽ có mùa, có tháng xuất khẩu tăng và ngược lại.

Đề cập những hệ lụy nếu Bộ Tài chính vẫn tiếp tục giữ mức thuế xuất khẩu 5% đối với SOP, ông Đặng Thanh Bình nhìn nhận, việc đối xử SOP như một sản phẩm phân bón nhập khẩu hoàn toàn như KCL (MOP) (áp thuế 5%) thay vì là một sản phẩm sản xuất trong nước như NPK, DAP (áp thuế 0%) đã làm giảm đi tính cạnh tranh của sản SOP trên thương trường quốc tế.

“Năm 2023, SOP Phú Mỹ có dự án đầu tư nâng công suất lên 40.000 tấn/năm và 60.000 tấn/năm. Tuy nhiên, với thuế xuất khẩu tăng, công ty đã cân nhắc lại thời điểm đầu tư và bắt buộc phải cân đối lại giá thành. Đối với môi trường kinh doanh không thuận lợi, công ty phải tính toán giãn tiến độ, bởi khi đưa dự án vào hoạt động, khả năng không thể chạy hết công suất hoàn toàn có thể xảy ra”, Giám đốc sản xuất SOP Phú Mỹ cho biết.

Ảnh minh họa: Thanh Hạ. 

Thanh Hạ