Giá phân bón hôm nay 23/3: Duy trì đi ngang trong ngày cuối tuần
Giá phân bón hôm nay tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên
Ghi nhận mới nhất vào ngày 23/3 cho thấy, giá phân bón tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên tiếp tục lặng sóng.
Các sản phẩm phân urê duy trì mức giá trong khoảng 580.000 - 640.000 đồng/bao. Hai thương hiệu phân KALI bột đang được niêm yết cùng mức là 690.000 - 750.000 đồng/bao.
Song song đó, các thương hiệu phân NPK 16 - 16 - 8 cũng không ghi nhận sự điều chỉnh mới, hiện dao động từ 750.000 đồng/bao đến 850.000 đồng/bao.
Phân NPK 20 - 20 - 15 TE và phân lân cũng giao dịch ổn định, giá tương ứng là 1.050.000 - 1.090.000 đồng/bao và 300.000 - 330.000 đồng/bao, cao nhất và thấp nhất khu vực.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - TÂY NGUYÊN |
|||
Tên loại |
Ngày 21/3 |
Ngày 23/3 |
Thay đổi |
Phân URÊ |
|||
Cà Mau |
580.000 - 630.000 |
580.000 - 630.000 |
- |
Phú Mỹ |
580.000 - 640.000 |
580.000 - 640.000 |
- |
Phân KALI bột |
|||
Cà Mau |
690.000 - 750.000 |
690.000 - 750.000 |
- |
Phú Mỹ |
690.000 - 750.000 |
690.000 - 750.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Cà Mau |
750.000 - 800.000 |
750.000 - 800.000 |
- |
Phú Mỹ |
750.000 - 800.000 |
750.000 - 800.000 |
- |
Đầu Trâu |
830.000 - 850.000 |
830.000 - 850.000 |
- |
Phân NPK 20 - 20 - 15 TE |
|||
Bình Điền |
1.050.000 - 1.090.000 |
1.050.000 - 1.090.000 |
- |
Phân Lân |
|||
Lâm Thao |
300.000 - 330.000 |
300.000 - 330.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn
Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Bắc
Cùng thời điểm khảo sát, giá phân bón hôm nay (23/3) tại khu vực miền Bắc cũng duy trì sự bình ổn.
Hiện, giá phân urê đang được các thương hiệu niêm yết ở mức 540.000 - 580.000 đồng/bao.
Giá phân NPK 16 - 16 - 8 + TE cũng duy trì từ 870.000 đồng/bao đến 890.000 đồng/bao đối với thương hiệu Việt Nhật.
Giá phân supe lân Lâm Thao giao dịch ở mức thấp là 260.000 - 290.000 đồng/bao.
Các dòng phân NPK 16 - 16 - 8 và phân Kali bột cũng giữ nguyên mức giá ngày hôm trước là 800.000 - 840.000 đồng/bao và 650.000 - 670.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
KHU VỰC MIỀN BẮC |
|||
Tên loại |
Ngày 21/3 |
Ngày 23/3 |
Thay đổi |
Phân URÊ |
|||
Hà Bắc |
540.000 - 580.000 |
540.000 - 580.000 |
- |
Phú Mỹ |
540.000 - 570.000 |
540.000 - 570.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 + TE |
|||
Việt Nhật |
870.000 - 890.000 |
870.000 - 890.000 |
- |
Phân Supe Lân |
|||
Lâm Thao |
260.000 - 290.000 |
260.000 - 290.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Việt Nhật |
800.000 - 840.000 |
800.000 - 840.000 |
- |
Phú Mỹ |
800.000 - 840.000 |
800.000 - 840.000 |
- |
Phân KALI bột |
|||
Canada |
650.000 - 680.000 |
650.000 - 680.000 |
- |
Hà Anh |
650.000 - 670.000 |
650.000 - 670.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn
Vì sao doanh nghiệp xin “chịu” thuế giá trị gia tăng đối với phân bón
Theo báo Lao Động Thủ Đô, các chuyên gia nhận định việc chuyển ngành phân bón từ không chịu thuế sang chịu thuế 5% là phù hợp, giúp giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp.
Ông Cao Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, sản lượng phân bón tại nước ta hiện nay vào khoảng 15 triệu tấn, trong đó sản xuất trong nước là 11 triệu tấn. Trong đó, quy định không chịu thuế với mặt hàng phân bón đang có lợi cho hàng nhập khẩu. Vì vậy, việc đánh thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% hay 10% cần được tính toán cụ thể.
Theo giới chuyên gia và doanh nghiệp, việc Bộ Tài chính đề xuất áp thuế VAT đầu vào 5% đối với mặt hàng này sẽ giúp sản phẩm trong nước có khả năng cạnh tranh hơn so với sản phẩm nhập khẩu. Việc áp dụng chịu thuế VAT 5% cho phân bón là phù hợp với thực tiễn, bởi VAT có tính chất liên hoàn và số thuế phải nộp bằng số thuế đầu ra trừ số thuế đầu vào.
Khi tính các chi phí sản xuất, doanh nghiệp nộp VAT ở đầu ra sẽ được khấu trừ thuế VAT đã nộp ở đầu vào. Trong khi đó, hiện nay phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế, dù doanh nghiệp không phải nộp thuế ở đầu ra, nhưng đầu vào họ phải nộp VAT 5 - 10% và không được khấu trừ thêm. Điều này đã gây tổn thất cho doanh nghiệp và giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước.
Nếu phân bón được áp thuế theo dự thảo Luật thuế Giá trị giá tăng sửa đổi, điều này sẽ có lợi cho doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước. Các doanh nghiệp nhận được 5% đầu vào của nguyên liệu sẽ tìm cách giảm giá thành sản xuất. Không những vậy, sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp sản xuất trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu cũng sẽ giảm. Hơn nữa, khi được khấu trừ 5% doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư công nghệ mới, sản phẩm mới.