Giá phân bón hôm nay 16/12: Đi ngang, phân lân thấp nhất khoảng 230.000 đồng/bao
Giá phân bón hôm nay tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên
Xem thêm: Giá phân bón hôm nay 18/12
Ghi nhận hôm nay (16/12) cho thấy, giá phân bón tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên đồng loạt chững lại.
Cụ thể, phân lân Lâm Thao đang được bán ra với mức giá 230.000 - 280.000 đồng/bao và phân urê Phú Mỹ, Cà Mau có giá dao động trong khoảng 550.000 - 610.000 đồng/bao.
Song song đó, giá bán của phân kali bột Cà Mau và Phú Mỹ vẫn duy trì trong khoảng 690.000 - 750.000 đồng/bao.
Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, hai loại Cà Mau, Phú Mỹ tiếp tục giữ nguyên giá ở mức 750.000 - 800.000 đồng/bao và loại Đầu Trâu ở mức 850.000 - 880.000 đồng/bao.
Tương tự, giá phân NPK 20 - 20 - 15 TE Bình Điền và phân DAP con ó Pháp cũng ổn định tại mức tương ứng là 1.050.000 - 1.090.000 đồng/bao và 1.000.000 - 1.110.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - TÂY NGUYÊN |
|||
Tên loại |
Ngày 16/12 |
Ngày 14/12 |
Thay đổi |
Phân urê |
|||
Cà Mau |
570.000 - 610.000 |
570.000 - 610.000 |
- |
Phú Mỹ |
550.000 - 600.000 |
550.000 - 600.000 |
- |
Phân DAP |
|||
Con á Pháp |
1.000.000 - 1.110.000 |
1.000.000 - 1.110.000 |
- |
Phân kali bột |
|||
Cà Mau |
690.000 - 750.000 |
690.000 - 750.000 |
- |
Phú Mỹ |
690.000 - 750.000 |
690.000 - 750.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Cà Mau |
750.000 - 800.000 |
750.000 - 800.000 |
- |
Phú Mỹ |
750.000 - 800.000 |
750.000 - 800.000 |
- |
Đầu Trâu |
850.000 - 880.000 |
850.000 - 880.000 |
- |
Phân NPK 20 - 20 - 15 TE |
|||
Bình Điền |
1.050.000 - 1.090.000 |
1.050.000 - 1.090.000 |
- |
Phân lân |
|||
Lâm Thao |
230.000 - 280.000 |
230.000 - 280.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn
Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Bắc
Theo khảo sát, giá phân bón tại khu vực miền Bắc vào sáng hôm nay hiện chưa có điều chỉnh mới so với ngày 14/12.
Theo đó, giá bán của phân Supe lân Lâm Thao vẫn duy trì trong khoảng 270.000 - 300.000 đồng/bao. Đây cũng là mức giá thấp nhất tại thời điểm khảo sát.
Tương tự, phân urê Hà Bắc có giá giữ nguyên trong khoảng 530.000 - 570.000 đồng/bao và Phú Mỹ khoảng 540.000 - 580.000 đồng/bao.
Song song đó, mức giá áp dụng cho phân kali bột Canada và Hà Anh là 680.000 - 700.000 đồng/bao, không có thay đổi so với mức được ghi nhận trước đó.
Đồng thời, phân NPK 16 - 16 - 8, Việt Nhật, Phú Mỹ lần lượt đi ngang trong khoảng 810.000 - 830.000 đồng/bao và 820.000 - 840.000 đồng/bao.
Đối với phân NPK 16 - 16 - 8 + TE Việt Nhật, giá bán vẫn niêm yết trong khoảng 850.000 - 880.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
KHU VỰC MIỀN BẮC |
|||
Tên loại |
Ngày 16/12 |
Ngày 14/12 |
Thay đổi |
Phân urê |
|||
Hà Bắc |
530.000 - 570.000 |
530.000 - 570.000 |
- |
Phú Mỹ |
540.000 - 580.000 |
540.000 - 580.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 + TE |
|||
Việt Nhật |
850.000 - 880.000 |
850.000 - 880.000 |
- |
Phân Supe lân |
|||
Lâm Thao |
270.000 - 300.000 |
270.000 - 300.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Việt Nhật |
810.000 - 830.000 |
810.000 - 830.000 |
- |
Phú Mỹ |
820.000 - 840.000 |
820.000 - 840.000 |
- |
Phân kali bột |
|||
Canada |
680.000 - 700.000 |
680.000 - 700.000 |
- |
Hà Anh |
680.000 - 700.000 |
680.000 - 700.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn
Đề xuất đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT với mức thuế suất 5%
Ông Nguyễn Văn Phụng - chuyên gia cao cấp về Thuế và Quản trị doanh nghiệp, Nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính, cho biết, hàng hóa, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp bao gồm nhiều loại nhưng thị phần trị giá lớn nhất vẫn là các mặt hàng là phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; thức ăn chăn nuôi.
Từ năm 2008 trở về trước các mặt hàng này thuộc diện chịu thuế VAT với mức thuế suất 5%, đồng thời thuế VAT của nguyên liệu, vật tư đầu vào được khấu trừ toàn bộ. Tuy nhiên, tại lần xem xét sửa đổi các Luật về thuế (năm 2014), các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất phân bón, cơ khí nêu ra rất nhiều khó khăn và các Hiệp hội doanh nghiệp các ngành hàng này đã có đề xuất rất gay gắt, quyết liệt là đưa vào diện chịu thuế suất 0%.
“Sau 8 năm thực hiện, quy định không chịu thuế đã gây khó khăn cho cả nông dân và các doanh nghiệp sản xuất vì chúng ta đã hạ dần mức bảo hộ về thuế đối với các mặt hàng này và áp thuế VAT thống nhất giữa hàng nhập khẩu với hàng cùng loại sản xuất trong nước nên hàng nhập khẩu luôn bám theo hàng trong nước để hưởng lợi”, ông Phụng chia sẻ.
Cũng theo ông Phụng, nền kinh tế của Việt Nam chuyển dần sang kinh tế thị trường nên giá bán do doanh nghiệp và người mua đồng thuận, khi các doanh nghiệp sản xuất phân bón và máy nông nghiệp không được khấu trừ thuế VAT đầu vào buộc phải cộng vào giá thành, nên sẽ tăng giá bán cho người nông dân, như vậy người nông dân sẽ là đối tượng chịu thiệt và không đảm bảo được mục tiêu của chính sách là hỗ trợ cho người nông dân.
Từ đó, vị chuyên gia này đề xuất, Ủy ban thường vụ Quốc hội nên sửa đổi thuế VAT đối với phân bón theo hướng quay trở lại như năm 2008 trở về trước. Tức là đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT với mức thuế suất 5%.
Đồng thời cho rằng, quy định này không chỉ sửa đổi đối với phân bón mà nên áp dụng đối với cả máy móc thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp.
“Việc đưa vào diện chịu thuế VAT với mức thuế suất 5% không chỉ phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế, mà cũng là mở rộng diện chịu thuế, mở rộng cơ sở thuế như Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021 - 2030”, ông Phụng bày tỏ.
Đồng tình với quan điểm đã nêu, ông Huỳnh Tất Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho rằng, phân bón là một trong những vật tư quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp.
Hàng năm, Việt Nam sử dụng khoảng 10 triệu tấn phân bón, và vẫn phải nhập khẩu các loại phân bón chưa tự sản xuất được, vì vậy, những chính sách về thuế về vật tư nông nghiệp, đặc biệt liên quan đến phân bón rất quan trọng.
Chính sách thuế đưa ra cần có sự điều tiết hài hòa, để tất cả các thành phần tham gia đều có lợi ích chung, bền vững, duy trì được sự ổn định, theo Petrotimes.