|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Cần biết

Giá mít Thái hôm nay 12/9/2023: Đồng loạt tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg

10:02 | 12/09/2023
Chia sẻ
Giá mít Thái hôm nay 12/9/2023 đều tăng sau chuỗi ngày ổn định đối với nhiều loại mít. Trong đó, giá mít nhất và mít kem ba tăng đồng loạt 2.000 đồng/kg tại các khu vực khảo sát.

Giá mít Thái hôm nay 12/9/2023

Xem thêm: Giá mít Thái hôm nay 13/9/2023

Ghi nhận tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cho thấy, giá thu mua tại vườn và tại chợ của các loại mít được điều chỉnh tăng vào hôm nay (12/9/2023). 

Chi tiết như sau, mít nhất được bán với giá 32.000 đồng/kg tại Tây Nguyên; 34.000 đồng/kg tại Đông Nam Bộ và vào khoảng 40.000 - 42.000 đồng/kg tại các tỉnh miền Tây, cùng tăng 2.000 đồng/kg trong sáng nay. 

Sau khi tăng 2.000 đồng/kg, các thương lái hiện đang thu mua mít kem lớn lần lượt với giá 28.000 đồng/kg tại Tây Nguyên và 38.000 - 40.000 đồng/kg tại các tỉnh miền Tây. 

Riêng khu vực Đông Nam Bộ đang bán mít kem lớn với giá 30.000 đồng/kg, tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. 

Tương tự, tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giá mít kem nhỏ cùng tăng 1.000 đồng/kg, ứng với mức 13.000 đồng/kg và 14.000 đồng/kg. 

Ở các tỉnh miền Tây, giá loại mít này tăng đến 2.000 đồng/kg lên mức 28.000 đồng/kg (Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long); 29.000 đồng/kg (An Giang, Long An và Đồng Tháp) và 30.000 đồng/kg tại Tiền Giang. 

Có cùng mức tăng 2.000 đồng/kg, các tỉnh miền Tây hiện đang bán mít kem ba với giá 16.000 đồng/kg tại Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long; 17.000 đồng/kg An Giang, Long An và Đồng Tháp và 18.000 đồng/kg tại Tiền Giang. 

Đối với mít chợ, các khu vực miền Tây đang bán với giá dao động trong khoảng 5.000 - 7.000 đồng/kg (tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg); trong khi Đông Nam Bộ, Tây Nguyên vẫn giữ mức giá bán không đổi so với ngày khảo sát hôm qua. 

Tỉnh Thành - Khu Vực

Ngày 12/9/2023

Thay đổi

Mít Nhất

Mít Kem Lớn

Mít Kem Nhỏ

Mít Kem ba

Mít chợ

Mít Nhất

Mít Kem Lớn

Mít Kem Nhỏ

Mít Kem ba

Mít chợ

Tiền Giang

42

40

30

18

6 - 7

2

2

2

2

1 - 2

Đồng Tháp

41

39

29

17

6

2

2

2

2

2

An Giang

41

39

29

17

6

2

2

2

2

2

Long An

41

39

29

17

6

2

2

2

2

2

Cần Thơ

40

38

28

16

5 - 6

2

2

2

2

1 - 2

Hậu Giang

40

38

28

16

5 - 6

2

2

2

2

1 - 2

Vĩnh Long

40

38

28

16

5 - 6

2

2

2

2

1 - 2

Đông Nam Bộ

34

30

14

-

4

2

1

1

-

-

Tây Nguyên

32

28

13

-

3 - 4

2

2

1

-

-

Đơn vị tính: nghìn đồng/kg

Số liệu: giathitruong.net

*Trên đây là bảng giá mít tham khảo của các tỉnh Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, tùy vào khu vực mà các yếu tố như giao thông…. có thể ảnh hưởng và giá có thể chênh lệch ít nhiều. 

Phần hạt mít thải bỏ có thể sản xuất axit lactic

Dù tại Việt Nam, hạt mít từ lâu vẫn là một thức quà quen thuộc và được người dân sử dụng theo nhiều cách khác nhau như luộc, rang hay chế biến cùng các món ăn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới, hạt mít vẫn là một phế phẩm bị thải bỏ và chưa được tận dụng, dù cho chúng chiếm gần 1/5 tổng trọng lượng của quả mít.

Từ loại hạt này, nghiên cứu sinh Lê Ngọc Trâm Anh (Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) và các đồng nghiệp đã thử nghiệm và phát triển thành công một quy trình sản xuất axit lactic mới với sự hỗ trợ của các vi khuẩn. 

Theo đó, để tạo ra axit lactic từ hạt mít, trước tiên nhóm nghiên cứu rửa sạch hạt, sau đó thêm natri hydroxit ở nhiệt độ phòng. Đây là một quy trình phổ biến để loại bỏ vỏ của trái cây và rau quả để đóng hộp, trước khi sấy khô hạt và xay chúng thành bột.

Sau đó, nhóm nghiên cứu bổ sung Lactobacillus plantarum - một loại vi khuẩn có lợi thường thấy trong chế phẩm sinh học - vào bột hạt mít.

Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng Bacillus subtilis - một loại vi khuẩn sinh học được công nhận có khả năng tiết ra amylase ngoại bào trong quá trình lên men để hỗ trợ quá trình đường hóa thông qua việc chuyển đổi tinh bột phức tạp thành dextrin và glucose đơn giản hơn - những thành phần sau đó được sử dụng làm chất nền chính cho quá trình lên men của cả hai vi khuẩn. 

Sau khoảng hai ngày, bột hạt mít sẽ phân hủy thành đường và axit lactic - phần mà tiếp đó sẽ được chiết xuất trong quá trình lọc, khoahocphattrien.vn đưa tin.

Ảnh: Thư Nguyễn 

Thư Nguyễn