Giá cao su liên tục lao dốc có thực sự là cơn ác mộng?
(Ảnh: Reuters). |
Sau hàng loạt đợt giảm mạnh, giá cao su thế giới lao dốc tới 25% kể từ tháng Hai. Trong bối cảnh này, nhiều nhà phân tích bi quan cho rằng giá cao su khó lòng có thể quay đầu trở lại do trữ lượng khổng lồ ở một số quốc gia sản xuất cao su lớn. Bên cạnh đó, lượng cung ứng cao su thừa đang ồ ạt đổ dồn về thị trường thế giới. Nguyên nhân được cho là các nước khai thác cao su lớn như Thái Lan đang tăng cường "xả kho" để hỗ trợ nông dân.
Biểu đồ giá cao su từ 23/3 năm 2016 đến 23/3 năm 2017. (Nguồn Bloomberg) |
Tương tự như trường hợp của Ấn Độ khi giá cao su liên tục thả dốc. Tuy nhiên, đây lại là tin vui đối với ngành sản xuất lốp xe ô tô trong nước vốn nằm im lìm trong suốt thời gian qua do giá nguyên liệu thô tăng cao. Trong khi đó, các công ty sản xuất lốp nội địa còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của lốp nhập khẩu từ Trung Quốc khi giá lốp nhập khẩu từ quốc gia này chỉ bằng 2/3 giá lốp sản xuất trong nước.
Trong bối cảnh này, việc nhập khẩu lốp Trung Quốc giảm mạnh từ mức 455 container tháng Mười năm ngoái xuống còn 155 container tháng Hai năm nay được xem là "cứu tinh" của các công ty sản xuất lốp trong nước. Hệ quả là, giá lốp trong nước tăng 8% kể từ tháng Một.
Báo cáo từ công ty PhillipCapital Pvt. Ltd cho thấy các công ty sản xuất lốp đang tăng tốc để đạt mức tăng trưởng 15% đến giữa tháng Tư. PhillipCapital Pvt còn cho biêt thêm "Với việc giá lốp xe tăng cùng với doanh số bán hàng của xe tải và xe buýt được cải thiện là tín hiệu tốt cho các công ty trong nước".
Nói cách khác, với tình hình giá cao su giảm, giá lốp tăng như hiện tại được xem như hai tin vui đến cùng một một lúc đối với doanh nghiệp sản xuất lốp. Cùng lúc đó, nhiều động thái cho thấy Trung Quốc có vẻ không có ý định tăng cường xuất khẩu lốp sang Ấn Độ mà chuyển hướng sang Mỹ do ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại quốc gia này đang có trên đà phục hồi.