|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê trong nước tăng 5 tuần liên tiếp

21:46 | 02/10/2016
Chia sẻ
Giá cà phê nhân xô trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên đã tăng 700 – 800 đồng/kg trong cả tuần này và tăng 2.800 – 3.200 đồng/kg trong cả tháng 9/2016.
gia ca phe trong nuoc tang tuan thu 5 lien tiep Xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 9,5% trong tháng 8
gia ca phe trong nuoc tang tuan thu 5 lien tiep Giá cà phê nội địa tăng mạnh trong tháng 9
gia ca phe trong nuoc tang tuan thu 5 lien tiep Sản lượng cà phê Việt Nam sẽ giảm trong dài hạn

Như vậy trong 5 tuần qua, giá cà phê đã tăng tổng 3.500 – 3.600 đồng/kg, trong đó, tháng 9/2016 là thời điểm giá mặt hàng này tăng mạnh nhất với mức tăng cộng gộp là 2.800 – 3.200 đồng/kg. Thậm chí, trong hai tuần cuối cùng của tháng 9, giá cà phê trong nước đã liên tiếp vượt ngưỡng 41.000 đồng/kg và 42.000 đồng/kg.

Hiện tại, giá cà phê trong nước đang dao động xung quanh đỉnh kỷ lục với mức giá cao nhất ở 41.900 đồng/kg ở Đắk Lắk và giá thấp nhất 41.300 đồng/kg ở Lâm Đồng.

Giá FOB cà phê tại cảng TP Hồ Chí Minh cũng đã tăng 38 USD trong cả tuần này và tăng 171 USD trong cả tháng 9, vượt ngưỡng 1.900 USD.

gia ca phe trong nuoc tang tuan thu 5 lien tiep

Cùng xu hướng tăng mạnh của thị trường cà phê trong nước, giá cà phê robusta quốc tế cũng liên tiếp lập đỉnh trong tháng 9, vượt ngưỡng 2.000 USD/tấn. Chốt phiên 30/9, giá cà phê robusta giao tháng 11/2016 giao dịch ở 2.004 USD/tấn sau khi lên đỉnh của tháng vào ngày 29/9.

gia ca phe trong nuoc tang tuan thu 5 lien tiep

Trái với xu hướng tăng của cà phê robusta, cà phê arabica trên hai sàn ICE Mỹ và BMF Brazil liên tục biến động thất thường trong cả tháng 9, bắt đáy trong phiên 13/9 và lập đỉnh trong phiên 20/9.

gia ca phe trong nuoc tang tuan thu 5 lien tiep
gia ca phe trong nuoc tang tuan thu 5 lien tiep

Với đà tăng giá mạnh của cà phê robusta, mức chênh lệch giá robusta – arabica đang dần được thu hẹp, dù chất lượng của hạt arabica vẫn cao hơn robusta.

Trong thời gian gần đây, giá cà phê robusta trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh do lo ngại thiếu hụt nguồn cung tại cả Việt Nam và Brazil.

Trong đó, Việt Nam chưa vào vụ thu hoạch cho niên vụ 2015 – 2016 còn người dân và thương lái tiếp tục trữ hàng chờ giá cao hơn. Kết quả là, niên vụ cà phê 2016 – 2017 có thể sẽ bắt đầu muộn hơn vài tuần so với thông lệ do tình trạng hạn hán chưa dứt tại các tỉnh Tây Nguyên.

Theo đó, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) ước tính, sản lượng cà phê niên vụ 2016 – 2017 của khu vực Tây Nguyên sẽ giảm 10% so với niên vụ trước.

Ông Lê Tiến Hùng - Tổng giám đốc công ty xuất khẩu cà phê Simexco Daklak, cũng ước tính sản lượng cà phê Việt Nam sẽ giảm 5% - 10% trong vài năm tới do thiếu nước canh tác trong mùa khô và người dân có thể cắt giảm diện tích trồng cà phê do hệ số lợi nhuận/chi phí thấp hơn nhiều so với hồ tiêu và bơ.

Tương tự ở Brazil, các vựa trồng cà phê robusta lớn, như Bahia, Espirito Santo, cũng đang gặp hạn hán, gây ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và tạo quả của cây cà phê. Trước tình hình này, cả Conab – đơn vị nhà nước quản lý nguồn cung cà phê, Viện Địa lý và Thống kê Brazil, ngân hàng Commerzbank, Rabobank và SocGen đều đã lần lượt hạ ước tính sản lượng niên vụ 2015 – 2016 cũng như dự báo sản lượng niên vụ tiếp theo.

Trái lại, tình hình nguồn cung cà phê arabica lại khả quan hơn nhiều khi các vùng trồng loại hạt cà phê này ở Brazil được hưởng thời tiết thuận lợi. Dù vậy, có những lo ngại cho rằng, Brazil sẽ bị mất mùa trong vụ cà phê arabica 2017-2018. “Hôm qua, một cơ quan chính phủ vừa công bố báo cáo về tình trạng nấm bệnh gia tăng tại bang Minas Gerais – vùng trồng cà phê arabica quan trong nhất của Brazil. Đây sẽ là mối đe dọa lớn đối với vụ cà phê năm tới của nước này”, ngân hàng Commerzbank cho biết.

Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư cũng khẳng định lượng tồn kho cà phê arabica trên các sàn giao dịch và tại các nước đang ở mức rất thấp. Tính đến ngày 7/9, tồn kho cà phê arabica tại các kho được ICE giám sát đã xuống mức thấp nhất 5 năm, còn 1,27 triệu bao.

Ngoài ra, tỷ giá BRL/USD suy yếu cũng là một yếu tố khiến giá cà phê arabica không thể tăng bứt phá như cà phê robusta.

Ngày 1/10, Hiệp hội Cà phê Quốc tế vừa công bố báo cáo cho biết, xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 9,5% chỉ trong tháng 8/2016. Trong vòng 12 tháng tính đến cuối tháng 8/2016, xuất khẩu cà phê arabica tăng 2,45 triệu tấn trong khi xuất khẩu cà phê robusta giảm 3,77 triệu tấn.

Con số này chứng tỏ, nguồn cung cà phê arabica vẫn đang dồi dào hơn cà phê robusta. Và đây vẫn sẽ là yếu tố chính tạo áp lực tăng giá cho thị trường cà phê robusta toàn cầu nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng trong thời gian tới.

Thanh Tùng

Chứng khoán Mỹ phân hóa mạnh: Dow Jones giảm liền 8 phiên, Nasdaq Composite lại lập kỷ lục
Chứng khoán Mỹ ghi nhận kết quả trái chiều trong phiên giao dịch trước thềm cuộc họp của Fed. Nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn dắt Nasdaq Composite và S&P 500 tiếp tục đi lên, trong khi Dow Jones quay đầu giảm.