Giá cà phê hôm nay 9/8: Tăng 500 đồng/kg tại nhiều địa phương
Cập nhật giá cà phê trong nước
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 10/8
Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 8h, giá cà phê tăng 500 đồng/kg sau khi lấy tín hiệu từ thị trường thế giới.
Sau biến động, thị trường trong nước đang ghi nhận khoảng giá 45.000 - 45.500 đồng/kg.
Hiện tại, Lâm Đồng đang là địa phương ghi nhận mức giá thấp nhất với 45.000 đồng/kg.
Cùng giao dịch với chung mức 45.400 đồng/kg là hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông.
Tương tự, giá thu mua tại tỉnh Đắk Lắk cũng được điều chỉnh lên mức 45.500 đồng/kg - cao nhất ở thời điểm hiện tại.
TT nhân xô |
Giá trung bình |
Thay đổi |
FOB (HCM) |
2.128 |
Trừ lùi: +55 |
Đắk Lắk |
45.500 |
+500 |
Lâm Đồng |
45.000 |
+500 |
Gia Lai |
45.400 |
+500 |
Đắk Nông |
45.400 |
+500 |
Tỷ giá USD/VND |
23.250 |
0 |
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấn |
Cập nhật giá cà phê thế giới
Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 2.073 USD/tấn sau khi tăng 1,47% (tương đương 30 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York đạt mức 211,8 US cent/pound, tăng 1,15% (tương đương 2,4 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).
Trong những tháng đầu năm 2022, ngành cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng được hưởng lợi nhờ nhu cầu nhập khẩu từ các nền kinh tế lớn trên thế giới tăng.
Điều kiện làm việc thay đổi do tác động của dịch bệnh, cùng với việc nâng cao mức sống, được dự đoán là sẽ thúc đẩy nhu cầu trên thị trường toàn cầu.
Nhu cầu cà phê đã mở rộng đáng kể ra ngoài các thị trường như Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản. Bắc Mỹ, Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu là những nơi tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới.
Tại Châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản dẫn đầu thị trường, tiếp theo là Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhu cầu dài hạn sẽ tăng trong những năm tới, có khả năng biến khu vực này trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) dự báo, ngành cà phê toàn cầu sẽ đối mặt với khó khăn trong ngắn hạn, do suy thoái kinh tế và nhu cầu tiêu thụ chậm, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).