|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 5/9: Thị trường lặng sóng sau kỳ nghỉ lễ

07:12 | 05/09/2022
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (5/9) đồng loạt chững lại, ổn định trong khoảng 47.300 - 47.900 đồng/kg. Trên Sàn New York, giá cà phê arabica đạt mức 232,65 US cent/pound sau khi giảm hơn 1,5%.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 6/9  

Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 9h, giá cà phê không có biến động mới.

Ghi nhận cho thấy, khu vực Tây Nguyên đang thu mua cà phê trong khoảng 47.300 - 47.900 đồng/kg.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 47.300 đồng/kg có mặt tại tỉnh Lâm Đồng.

Kế đến là hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông với chung mức giao dịch 47.800 đồng/kg.

Tương tự, tỉnh Đắk Lắk cũng giữ nguyên giá thu mua trong hôm nay, tại mức 47.900 đồng/kg.

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

2.278

Trừ lùi: +55

Đắk Lắk

47.900

0

Lâm Đồng

47.300

0

Gia Lai

47.800

0

Đắk Nông

47.800

0

Tỷ giá USD/VND

23.321

0

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấn

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp đà đi xuống. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 2.220 USD/tấn sau khi giảm 0,05% (tương đương 1 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York đạt mức 232,65 US cent/pound, giảm 1,57% (tương đương 3,7 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Thảo Vy

Tại một số khu vực của Tirana (Albania), có tới một nửa số quán cà phê đóng cửa do phí đầu tư gia tăng, bao gồm chi phí năng lượng và các sản phẩm được sử dụng, song song đó là tác động từ sự cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng, theo trang Exit News

Albania là quốc gia của những người uống cà phê và là nơi có số lượng quán cà phê trên đầu người cao nhất, với con số ấn tượng là 654 quán trên 100.000 dân. 

Đại dịch COVID-19 đã khiến ​​quốc gia này rơi vào tình trạng phong tỏa trong gần hai tháng với hàng loạt các hạn chế, bao gồm lệnh giới nghiêm, yêu cầu về khoảng cách giữa các bàn và đeo khẩu trang bắt buộc, gây thiệt hại cho lĩnh vực cà phê.

Sau đại dịch, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã khiến lạm phát tăng cao trong khi tiền lương của người dân vẫn ở mức thấp nhất châu Âu, khiến 1/3 dân số tại đây có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo khổ.

Ông Enri Jahaj, đại diện của Hiệp hội Các Quán bar và Nhà hàng, chia sẻ, do doanh thu vốn giảm, nhiều cơ sở dịch vụ đang được cho thuê vì chủ sở hữu sẽ không có lợi khi duy trì hoạt động kinh doanh.

Ông cho biết, người Albania không còn nhiều tiền để tiêu, mặt khác, các chủ doanh nghiệp không dễ để giữ cho việc kinh doanh tiếp tục hoạt động. Dự kiến, việc đóng cửa sẽ kéo dài từ nay đến năm 2023.

Theo số liệu từ Bộ Tài chính và Kinh tế Albania, nhập khẩu cà phê của quốc gia này trong 6 tháng đầu năm giảm 7% so với cùng kỳ năm trước, song vẫn ở mức cao hơn so với năm đầu tiên của đại dịch. Sự sụt giảm nhập khẩu chủ yếu là do việc đóng cửa các quán cà phê trên khắp đất nước.

Song, không chỉ giá cao khiến văn hóa quán cà phê gặp rủi ro, tình trạng di cư ồ ạt đồng nghĩa với việc thiếu hụt nhân công, bao gồm cả nhân viên pha chế và bồi bàn, và điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của các quán.

Thảo Vy