Giá cà phê hôm nay 31/3: Đà giảm vẫn duy trì
Cập nhật giá cà phê trong nước
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 1/4
Theo trang tintaynguyen.com, giá cà phê hôm nay tiếp đà giảm trên diện rộng.
Một loạt địa phương gồm Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum và TP HCM cùng giảm 100 đồng/kg, ghi nhận khoảng giá từ 32.000 - 33.800 đồng/kg.
Tại tỉnh Lâm Đồng, cà phê được thu mua trong khoảng từ 32.300 - 32.400 đồng/kg. Trong đó, TP Bảo Lộc và huyện Di Linh lần lượt giảm 100 đồng/kg và 200 đồng/kg so với hôm qua.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua VNĐ/kg |
LÂM ĐỒNG |
|
— Bảo Lộc ROBUSTA | 31.400 |
— Di Linh ROBUSTA | 31.300 |
— Lâm Hà ROBUSTA | 31.400 |
ĐẮK LẮK |
|
— Cư M'gar ROBUSTA | 32.400 |
— Ea H'leo ROBUSTA | 32.200 |
— Buôn Hồ ROBUSTA | 32.200 |
GIA LAI |
|
— Pleiku ROBUSTA | 32.100 |
— Ia Grai ROBUSTA | 32.100 |
— Chư Prông ROBUSTA | 32.000 |
ĐẮK NÔNG |
|
— Đắk R'lấp ROBUSTA | 32.000 |
— Gia Nghĩa ROBUSTA | 32.100 |
KON TUM |
|
— Đắk Hà ROBUSTA | 32.100 |
HỒ CHÍ MINH |
|
— R1 | 33.800 |
Cập nhật giá cà phê thế giới
Trên thị trường thế giới, giá cà phê điều chỉnh trái chiều. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2021 ghi nhận mức 1.376 USD/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).
Giá cà phê arabica giao tháng 5/2021 tại New York đạt mức 126,4 US cent/pound, giảm 0,51% (tương đương 0,65 US cent) so với hôm qua.
Tại Uganda, bất chấp sự gián đoạn trên thị trường do đại dịch COVID-19, xuất khẩu cà phê của quốc gia này vẫn ghi nhận tăng trưởng về giá trị và khối lượng trong tháng thứ hai liên tiếp.
Theo dữ liệu từ Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda, xuất khẩu cà phê từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021 đạt 5,56 triệu bao với giá trị tương ứng là 511,21 triệu USD.
Con số này thể hiện mức tăng lần lượt là 17% và 11% so với 4,74 triệu bao trị giá 459,47 triệu USD một năm trước đó.
Trong tháng 2 vừa qua, Uganda đã xuất khẩu 563.763 bao cà phê loại 60kg, trị giá 50,55 triệu USD, theo trang allAfrica.
Ông Vincent Ssempijja, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Uganda, nhận định, nguyên nhân khiến xuất khẩu cà phê tăng trưởng mạnh là do sản lượng ở các vùng trồng cà phê ngày càng dồi dào.
Đồng thời, trong bối cảnh hạn chế đi lại, các cách thức hợp lý hóa vận chuyển và hậu cần từ nông trại đến thị trường cũng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của lĩnh vực xuất khẩu này.
Kể từ tháng 4 năm ngoái, Uganda đã bắt đầu tăng sản lượng cà phê xuất khẩu hàng tháng sau khi dỡ bỏ một phần các biện pháp phong tỏa đối với các quốc gia thu mua cà phê của Uganda.
Trên lý thuyết, Uganda đặt mục tiêu sẽ xuất khẩu 20 triệu bao cà phê vào năm 2022. Nếu điều này xảy ra thì sẽ đưa Uganda vào vị thế cạnh tranh với các cường quốc cà phê lớn như Ethiopia, Việt Nam và Brazil.