Giá cà phê hôm nay 25/8: Tăng 100 đồng/kg tại nhiều địa phương
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 26/8
Cập nhật giá cà phê trong nước
Theo ghi nhận tại giacaphe.com vào lúc 9h05, giá cà phê hôm nay tăng cao nhất 100 đồng/kg.
Trong đó, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 64.400 - 65.200 đồng/kg.
Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 64.400 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với 64.500 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 65.100 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 65.200 đồng/kg, đi ngang so với hôm qua. Đây cũng là mức giao dịch cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Thị trường |
Trung bình |
Thay đổi |
Đắk Lắk |
65.100 |
+100 |
Lâm Đồng |
64.400 |
+100 |
Gia Lai |
64.500 |
+100 |
Đắk Nông |
65.200 |
0 |
Tỷ giá USD/VND |
23.780 |
+10 |
Đơn vị tính: VNĐ/kg
Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank
Cập nhật giá cà phê thế giới
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tiếp tục tăng. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2023 được ghi nhận tại mức 2.406 USD/tấn sau khi tăng 0,17% (tương đương 4 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 9/2023 tại New York ở mức 154,3 US cent/pound sau khi tăng 0,26% (tương đương 0,4 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h05 (giờ Việt Nam).
Quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và áp dụng từ ngày 30/12/2024.
Phạm vi hàng hóa sản xuất chịu áp dụng trong Quy định này gồm: gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng, chẳng hạn như da, sô cô la, lốp xe, hoặc đồ nội thất.
Theo Quy định, bất kỳ nhà khai thác hoặc thương nhân nào đưa các mặt hàng này vào thị trường EU hoặc xuất khẩu từ thị trường này có khả năng phải chứng minh rằng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đất rừng bị phá gần đây hoặc góp phần làm suy thoái rừng.
Quy định nhằm giải quyết: Phá rừng; Suy thoái rừng; Bảo tồn rừng để giảm lượng khí thải carbon và mất đa dạng sinh học. Quy định này bãi bỏ Quy định về gỗ của EU.
Kể từ ngày 29/6/2023, các nhà khai thác và thương nhân sẽ có 18 tháng để thực hiện các quy tắc mới. Các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ được hưởng thời gian thích ứng lâu hơn, cũng như các điều khoản cụ thể khác.
Do vậy, đối với ngành cà phê, các nhà xuất khẩu phải đảm bảo họ không lấy nguồn cà phê từ đất bị phá rừng hoặc suy thoái. Chỉ khi đó, họ mới có thể xuất khẩu cà phê sang EU. Việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số là rất quan trọng để đáp ứng quy định về sản phẩm không phá rừng theo quy định.
Ngoài ra, kể từ ngày 31/12/2024, EU cấm việc bán cà phê có nguồn gốc từ đất bị phá rừng hoặc đất bạc màu đã bị cấm. Quy định của EU yêu cầu các công ty bán cà phê ở EU thu thập tọa độ định vị của trang trại sản xuất cà phê.
Các công ty có thể kết hợp dữ liệu này với các công cụ giám sát vệ tinh. Những công cụ này kiểm tra xem các công ty có đáp ứng các yêu cầu của quy định hay không và xác định các khu vực tiềm ẩn có nguy cơ suy thoái đất và phá rừng.
Đề xuất này cũng dán nhãn các quốc gia trồng cà phê là có rủi ro thấp hoặc rủi ro cao. Cà phê từ các vùng có rủi ro cao phải đáp ứng các yêu cầu thẩm định nhiều hơn so với các vùng có rủi ro thấp.