Giá cà phê hôm nay 21/4: Tăng trở lại, ghi nhận khoảng giá 40.400 - 41.000 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê trong nước
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 22/4
Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 9h30, giá cà phê tăng 100 đồng/kg so với hôm qua.
Trong đó, tỉnh Lâm Đồng đang ghi nhận mức giá thấp nhất là 40.400 đồng/kg. Nhỉnh hơn là hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông với chung mức 40.900 đồng/kg.
Hiện tại, tỉnh Đắk Lắk đang thu mua cà phê với giá 41.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất ở thời điểm hiện tại.
TT nhân xô |
Giá trung bình |
Thay đổi |
FOB (HCM) |
2.147 |
Trừ lùi: +55 |
Đắk Lắk |
41.000 |
+100 |
Lâm Đồng |
40.400 |
+100 |
Gia Lai |
40.900 |
+100 |
Đắk Nông |
40.900 |
+100 |
Tỷ giá USD/VND |
22.825 |
+10 |
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấn |
Cập nhật giá cà phê thế giới
Trên thị trường thế giới, giá cà phê được điều chỉnh trái chiều. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.075 USD/tấn sau khi tăng 0,05% (tương đương 1 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 218,80 US cent/pound, giảm 1,13% (tương đương 2,5 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam).
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021 - 2022 dự kiến đạt 170,3 triệu bao, tăng 3,3% so với con số 164,9 triệu bao của niên vụ trước.
Do đó, thị trường cà phê toàn cầu sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021 - 2022, trái ngược với mức thặng dư gần 6 triệu bao trong niên vụ 2020 - 2021. Đây đồng thời là mức thâm hụt lớn nhất từ trước đến nay.
Sự sụt giảm này chủ yếu là do nhà sản xuất số một thế giới là Brazil, đã thu hoạch một vụ mùa nhỏ hơn. Tuy nhiên, tình hình cung cầu có thể thay đổi do kinh tế thế giới tiềm ẩn nguy cơ suy thoái, chi phí đầu vào và sản xuất tăng, trong khi tiêu thụ giảm do cuộc xung đột tại Ukraine.
Trong tháng 2, xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu đạt 9,9 triệu bao (loại 60 kg/bao), giảm nhẹ so với con số 10,2 triệu bao của cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, sau 5 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 (tháng 10/2021 đến tháng 2/2022), xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu đã giảm 3% so với cùng kỳ niên vụ trước xuống còn 47,2 triệu bao.
Trong đó, xuất khẩu của nhóm cà phê arabica Brazil giảm 15,7% xuống 16,2 triệu bao; nhóm arabica Colombia giảm 12,7% xuống 5,4 triệu bao. Tuy nhiên, xuất khẩu của nhóm cà phê arabica khác tăng mạnh 17,8% lên mức 8,2 triệu bao; xuất khẩu nhóm cà phê robusta cũng tăng 6,7%, đạt 17,4 triệu bao.
Trái ngược với sự sụt giảm cà phê nhân, xuất khẩu cà phê hòa tan lại đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng khối lượng cà phê hòa tan xuất khẩu toàn cầu đã tăng tới 64,9% trong tháng 2, lên 1,5 triệu bao so với 888.000 bao của tháng 2/2021.
Tính chung 5 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, đã có tổng cộng 5,7 triệu bao cà phê hòa tan được xuất khẩu trên toàn thế giới, tăng mạnh 21,7% so với mức 4,7 triệu bao cùng kỳ niên vụ trước.
Đóng góp vào sự tăng trưởng này là hai quốc gia Brazil và Indonesia, với mức tăng trưởng xuất khẩu là 14,6% và 50,4%. Xuất khẩu cà phê đã rang xay cũng tăng 4,2% trong tháng 2, lên 61.182 bao từ 58.733 bao vào tháng 2/2021.