|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 14/11: Đi ngang tại các tỉnh Tây Nguyên

07:23 | 14/11/2022
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (14/11) đồng loạt không đổi so với ghi nhận vào cuối tuần trước. Hiện tại, khu vực Tây Nguyên đang thu mua cà phê trong khoảng 40.100 - 40.700 đồng/kg.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 15/11  

Theo khảo sát vào lúc 10h30, giá cà phê chững lại trên diện rộng. 

Ghi nhận cho thấy, giá thu mua tại các tỉnh trọng điểm đang dao động trong khoảng 40.100 - 40.700 đồng/kg.

Trong đó, mức giá thấp nhất được ghi nhận tại tỉnh Lâm Đồng, cao nhất là tại ba tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Kon Tum.

Tương tự, tỉnh Gia Lai cũng đang thu mua cà phê ổn định với mức giá 40.600 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

40.700

-

Lâm Đồng

40.100

-

Gia Lai

40.600

-

Đắk Nông

40.700

-

Kon Tum

40.700

-

Diễn biến giá cà phê từ tháng 1 đến ngày 14/11. (Tổng hợp: Thảo Vy)

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê biến động trái chiều. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 1/2023 được ghi nhận tại mức 1.836 USD/tấn sau khi tăng 0,49% (tương đương 9 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 12/2022 tại New York đạt mức 170,1 US cent/pound, giảm 0,53% (tương đương 0,9 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Thảo Vy

Cà phê là một trong những mặt hàng chính được Uganda ưu tiên phát triển để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế. Theo Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA), khoảng 1,7 triệu hộ gia đình ở nước này phụ thuộc vào sản xuất cà phê.

UCDA cho biết, trong năm tài chính vừa qua (kết thúc vào ngày 30/6/2022), Uganda đã xuất khẩu 6,26 triệu bao cà phê trị giá 862,28 USD, tăng so với 6,08 triệu bao trị giá 559,16 triệu USD trong năm tài chính 2020 - 2021 trước đó.

Tuy nhiên, hiện tại, nông dân trồng cà phê ở miền đông Uganda đang phải vật lộn với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và điều này đang đe dọa sinh kế của họ một cách trầm trọng.

Tại ngôi làng Chebonet hẻo lánh thuộc huyện miền núi Kapchorwa, nông dân trồng cà phê đang phải hứng chịu những hậu quả tồi tệ từ biến đổi khí hậu.

Cô Janet Chekwoti, một nông dân tại địa phương, cho biết, những đợt khô hạn kéo dài kèm theo dịch bệnh và sâu bệnh hại đã ảnh hưởng đến vườn cà phê của cô.

Cô bày tỏ: "Biến đổi khí hậu đã đe dọa nguồn thu từ cà phê của tôi. Vào tháng 9, khi dịch bệnh tấn công vườn cà phê, tôi đã dự đoán mức sản lượng thu hoạch được là 600kg, nhưng tất cả đều đã tiêu tan”.

Alfred Boyo Mashandich, một nông dân khác ở quận Kween lân cận, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng cà phê có rất nhiều rủi ro. Chúng ta nên suy nghĩ về nông nghiệp thông minh với khí hậu. Điều chúng ta nên làm là đảm bảo người trồng có kiến ​​thức và kỹ năng phù hợp để sản xuất cà phê bền vững".

Cô Chekwoti đã chọn trồng giống cà phê arabica hữu cơ, loại cà phê có giá cao trên thị trường. Vì cà phê của cô là hữu cơ nên không được phun thuốc trừ sâu và các hóa chất khác, do đó tạo điều kiện cho dịch bệnh tấn công mạnh mẽ.

Đối với những nông hộ sản xuất nhỏ như Chekwoti, có thể nói không chắc điều gì sẽ xảy ra nếu những tác động của biến đổi khí hậu này vẫn tiếp diễn, theo Xinhuanet.

Thảo Vy