Ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco DakLak) dự báo lượng hàng xuất khẩu từ nay đến cuối năm có thể giảm khoảng 50% so với cùng kỳ do lượng tồn kho dần cạn, chủ yếu năm trong các nhà xuất khẩu FDI.
Việt Nam chỉ có 18 - 24 tháng để chuẩn bị cho việc tuân thủ Quy định Chống phá rừng châu Âu (EUDR). Trong khi đó, các vùng trồng cà phê Việt Nam rất manh mún, nhỏ lẻ nên việc tuân thủ sẽ đòi hỏi mất nhiều thời gian và công sức.
Đà tăng giá cà phê nội địa vẫn chưa kết thúc khi trong tháng 6 vẫn tiếp tục thiết lập kỷ lục mới. Tính đến ngày 12/6, giá cà phê nội địa ở mức gần 65.000 đồng/kg.
Đà tăng giá cà phê robusta vẫn chưa dừng lại do nguồn cung của Việt Nam cạn kiệt. Trong khi đó, Brazil đang bước vào vụ thu hoạch robusta. Điều này dấy lên lo ngại Brazil hưởng lợi còn Việt Nam thì không do đã bán hết hàng trước đó.
Theo CNBC, điều kiện thời tiết khắc nghiệt do El Nino đang đến gần đang làm dấy lên lo ngại rằng sản lượng cà phê robusta tại các nước sản xuất lớn như Việt Nam và Indonesia có thể bị ảnh hưởng dẫn đến giá tăng vọt.
Giá cà phê được dự báo có thể tăng lên tới 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đành đứng ngoài cuộc chơi vì thuộc vốn để gom hàng.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 23,96% trong quý I/2022 xuống còn 13,9% trong quý I/2023. Cùng kỳ năm ngoái, Việt Nam dẫn đầu thị phần tại Trung Quốc, theo sau lần lượt là Ethiopia và Brazil.
5 tháng qua giá cà phê nội địa liên tục thiết lập những kỷ lục mới. Thậm chí đà tăng này được các doanh nghiệp trong ngành đánh giá là “điều không tưởng” bởi quá nhanh.
Đà tăng giá cà phê bắt đầu từ tháng 1 đến nay trong bối cảnh giá thế giới cũng tăng mạnh vì những lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Trong 4 tháng qua giá cà phê Việt Nam tăng 32%.
Tính chung quý I, xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ đạt xấp xỉ 39,4 nghìn tấn, trị giá 86,19 triệu USD, tăng 44,5% về lượng và tăng 26,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong quý I, giá cà phê robusta giao trong tháng 5 tăng mạnh 14% lên 2.206 USD/tấn. Giá cà phê tăng trong bối cảnh thị trường lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn. Theo ICO, thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục thâm hụt trong năm thứ hai liên tiếp, với mức thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.
Nguồn tài chính của các doanh nghiệp năm nay không dồi dào như mọi năm dẫn đến tồn kho hàng hoá ở mức thấp. Cùng lúc, giá nội địa hiện vẫn ổn định ở mức cao nên các doanh nghiệp xuất khẩu không dám ký hợp đồng giao xa do sợ không cân đối được với giá nội địa và giá xuất khẩu
Giá cà phê nội địa tăng mạnh trong những tháng đầu năm bất chấp hoạt động xuất khẩu giảm sút. Theo một số doanh nghiệp, nguyên nhân của đà tăng này do ảnh hưởng bởi giá cà phê thế giới cũng tăng mạnh khi giới đầu cơ tăng cường gom hàng.
Giá cà phê trong tháng 1 tăng mạnh theo đà phục hồi của giá thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu giảm sâu do trùng với thời điểm Tết Dương lịch và Tết Âm lịch.
Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, thị trường vẫn tiếp tục giằng co trước ngưỡng kháng cự cứng và có thể tiếp tục diễn biến này cho đến khi một cây nến chỉ hướng xuất hiện.