|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Giá bán nhà ở Khu dân cư có thương hiệu cao hơn 31% so với tại dự án thường

07:00 | 21/12/2018
Chia sẻ
Các dự án branded residence có giá bán trung bình cao hơn các dự án thông thường 31%, con số này dao động mạnh tùy thuộc vào vị trí dự án. Trên thế giới hiện có hơn 400 dự án branded residence với tổng nguồn cung khoảng 55.000 sản phẩm nhà ở, trong đó đến 85% là các dự án có thương hiệu khách sạn.
gia ban nha o khu dan cu co thuong hieu cao hon 31 so voi tai du an thuong Chuyện lạ ở Trung Quốc: Dân phản đối chủ đầu tư giảm giá bán nhà
gia ban nha o khu dan cu co thuong hieu cao hon 31 so voi tai du an thuong Chung cư nhà giàu Hà Nội mất niềm tin trước Tết

Theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Châu Á – Thái Bình Dương, mô hình branded residence (Khu dân cư có thương hiệu) phát triển chóng mặt trong hai thập kỷ qua do tầng lớp thương lưu thường di chuyển khắp nơi trên thế giới đã tăng gấp 4 lần trong 20 năm qua, thúc đẩy sự phát triển nhanh mạnh của mô hình sản phẩm này trên toàn cầu. Yếu tố thương hiệu tạo được độ tin cậy lớn với khách hàng, đặc biệt là những người phải di chuyển thường xuyên, có quỹ thời gian hạn hẹp và muốn tìm sản phẩm có dịch vụ chất lượng cao mà không mất nhiều thời gian, công sức làm thủ tục sở hữu và có tiềm năng đem lại lợi nhuận cho thuê.

Theo nghĩa rộng, branded residence thường là sự hợp tác giữa một thương hiệu quản lý (thường là thương hiệu điều hành khách sạn) và một đơn vị phát triển dự án. Thương hiệu quản lý cho phép đơn vị phát triển dự án sử dụng thương hiệu của mình trong quá trình quảng bá và bán sản phẩm nhà ở. Người mua cũng được tùy ý sử dụng, bán hoặc cho thuê lại theo chương trình cho thuê của khách sạn, tuân theo các tiêu chuẩn về nội thất và kỹ thuật như của khách sạn.

Hiện có các loại hình dự án branded residence:

Trong cùng dự án (Co-located): khu dân cư nằm trong cùng một khu dự án với khách sạn.

Căn hộ khách sạn (condotel): khu dân cư là một phần hoặc chiếm cả tòa nhà khách sạn.

Riêng biệt: khu dân cư nằm trong khu tách biệt so với khách sạn (nhưng khách sạn thường nằm trong cùng khu vực hoặc cùng thành phố).

Phi khách sạn: khu dân cư mang thương hiệu cao cấp không phải là thương hiệu quản lý khách sạn.

Nghiên cứu của Savills cho biết, trung bình các dự án branded residence có giá cao hơn các dự án thông thường 31%, con số này dao động mạnh tùy thuộc vào vị trí dự án.

Trên thế giới hiện có hơn 400 dự án branded residence với tổng nguồn cung khoảng 55.000 sản phẩm nhà ở, trong đó đến 85% là các dự án có thương hiệu khách sạn.

Trên toàn cầu, Mỹ đang dẫn đầu thị trường với 130 dự án, chiếm 32% của toàn cầu; Châu Á – Thái Bình Dương sở hữu 120 dự án, tương đương 30% (trong đó Trung Quốc có tới 30 dự án – chiếm 7%); Châu Âu có 51 dự án, tương đương 13%. New York, Miami, Dubai và Bangkok là những thị trường đô thị lớn nhất với ít nhất 15 dự án ở mỗi thành phố. 74% sản phẩm branded residence nằm ở các đô thị lớn, phần còn lại nằm trong các khu resort, hầu hết trong số này đều nằm ở những vị trí đắc địa.

gia ban nha o khu dan cu co thuong hieu cao hon 31 so voi tai du an thuong
Phân bổ nguồn cung branded residence trên toàn cầu. (Nguồn: Savills)

Tại thị trường mới phát triển như Việt Nam, ông Mauro Gasparotti nhận định là có tiềm năng rất tốt bởi thị trường nhà ở chưa thực sự trưởng thành và có dư địa để trở thành sản phẩm cạnh tranh. Branded residence đã rất phát triển tại các đô thị lớn ở Mỹ, Hong Kong, Bangkok… đây cũng là mô hình được kỳ vọng sẽ xuất hiện tại các thị trường đang có tốc độ phát triển nhanh như Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng trong thời gian tới.

Trong khi hầu hết sản phẩm branded residence của thế giới nằm ở đô thị thì tại Việt Nam, các sản phẩm phức hợp và bất động sản nghỉ dưỡng lại thường phân bổ ở khu vực duyên hải. So với các nước khác thì lợi nhuận tại Việt Nam cho phân khúc này đang được đảm bảo hơn đáng kể, nhưng nếu chỉ dựa trên lợi nhuận từ việc cho thuê thì việc thu hồi vốn sẽ không được như mong đợi, đại diện Savills đưa ra lời khuyên.

Xem thêm

N. Lê

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.