Gạo ST24 và ST25 có khả năng cạnh tranh với gạo Thái tại Ba Lan
Tại hội nghị giao thương trực tuyến Xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Ba Lan vào ngày 27/5, ông Nguyễn Thành Hải, Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan, cho biết nước này hiện có nhu cầu lớn những mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như gạo, cá tra, cá basa, tôm, sản phẩm xoài, dứa, chanh leo, cà phê, hạt điều…
Trong đó, mặt hàng gạo, nhất là gạo ST24 và ST25 có khả năng cạnh tranh được với gạo Thái Lan về chất lượng và giá. Hiện giá CIF các mặt hàng gạo này của Việt Nam tới các nước Châu Âu đang thấp hơn 2-3% so với gạo Thái Lan, kể cả tính thuế nhập khẩu.
“Gạo Việt Nam vào EU chỉ chiếm 6%, trong khi Thái Lan và Campuchia cao hơn rất nhiều. Như vậy, hạn ngạch 80.000 tấn vào EU của Việt Nam theo cam kết EVFTA là một khối lượng rất nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu bình quân là 2,3 triệu tấn/năm của các nước EU và Vương quốc Anh”, ông Nguyễn Thành Hải thông tin.
Với sản phẩm hạt điều chế biến sâu cũng được nhận định sẽ là mặt hàng có thể phát triển mạnh mẽ về thị trường tại Ba Lan.
Cùng với đó, các loại nước cô đặc của xoài, dứa, chanh leo cũng đang có nhu cầu lớn tại thị trường Ba Lan trong khi doanh nghiệp trong nước không đủ công suất cung cấp cho thị trường…
Theo đánh giá của các chuyên gia, với những nhu cầu tiêu dùng như trên, thị trường Ba Lan còn rất nhiều dư địa cho các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam.
Cùng với nhu cầu thị trường lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu sang Ba Lan.
Ông Wojciech Gerwel, Đại sứ Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam cho rằng, tâm lý doanh nghiệp Việt Nam và Ba Lan có nhiều nét tương đồng, trên nền tảng mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc. Đây là điều kiện tốt để các doanh nghiệp hai nước phát triển hợp tác kinh doanh.
Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với EU (EVFTA) mà Ba Lan là một thành viên là FTA thế hệ mới mang lại nhiều tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam, qua đó đều có tác động đến tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường EU nói chung và Ba Lan nói riêng.
Theo cam kết trong EVFTA, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Tiếp đó sau 7 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại của Việt Nam, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, cho đến nay, cam kết của EU trong EVFTA là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết.
"Do chênh lệch thuế nhập khẩu từ 10-15% so với hàng hóa cùng chủng loại từ các nước đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và một số nước Châu Á khác như Campuchia, Myanmar, Bangladesh… nên hàng Việt Nam vào EU nói chung và Ba Lan nói riêng có sức cạnh tranh đáng kể", ông Phú nhấn mạnh.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/