Gã khổng lồ dầu khí Nga Gazprom vẫn sống khoẻ dù lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu giảm 80%
Theo trang Financail Times, Điện Kremlin trong tuần này cho biết họ sẽ khoá van đường ống Nord Stream 1 đến khi nào các nước Châu Âu gỡ bỏ lệnh trừng phạt. Điều này đồng nghĩa Gazprom chỉ cung cấp khoảng 84 triệu mét khối khí/ngày sang Châu Âu, giảm mạnh so với mức 480 triệu mét khối/ngày hồi năm ngoái.
Năm ngoái, Gazprom xuất khẩu khí đốt sang Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ với giá trung bình 310 USD/mét khối, dẫn đến tổng doanh thu xuất khẩu đạt 54 tỷ USD. Ước tính trong cả năm 2022, lượng khí xuất khẩu giảm hơn 43% nhưng với giá bán lại tăng gấp 3 lần lên 1.000 USD/mét khối.
“Việc giảm sản lượng tương đối nhỏ có thể gây ra sự gia tăng lớn về giá khí đốt, điều này khiến doanh thu tăng lên. Nói cách khác, Gazprom sẽ kiếm được nhiều tiền hơn ngay cả khi lượng hàng xuất khẩu giảm”, ông Rộn Smith, chuyên gia phân tích tại công ty BCS Global Markets nhận định.
Ông Smith ước tính, doanh thu của Gazprom có thể tăng 85% so với năm 2021 lên 100 tỷ USD.
Sergey Vakulenko, một chuyên gia phân tích năng lượng độc lập của Nga ước tính với giá khí hiện tại, Gazprom có thể thu về 250 triệu euro/ngày. Tuy nhiên, con số này có thể giảm mạnh nếu Nga cắt đứt hoàn toàn nguồn cung sang Châu Âu. Năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch, Gazprom thu về 290 triệu euro/ngày.
Nửa đầu năm 2022, lợi nhuận sau thuế của Gazprom đạt kỷ lục 41,75 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 29 tỷ USD cho cả năm ngoái. Công ty này chi 20 tỷ USD để trả cổ tức cho nhà nước.
Năm 2019, trước khi dịch COVID-19 ập đến kéo dài suốt 3 sau năm đó, lợi nhuận sau thuế của Gazprom là 16,3 tỷ USD.
Nga đang cố gắng chuyển hướng sang các thị trường khi EU đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc nguồn cung khí đốt từ nước này. Trong 7 tháng đầu năm, lượng khí gas xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Gazprom. Tuy nhiên, Gazprom cho biết Bắc Kinh sẽ chuyển sang thanh toán bằng đồng nhân dân tệ thay vì đồng Rúp hoặc USD.
Tuy nhiên, hầu hết cơ sở hạ tầng, đường dẫn ống khí đốt của Nga đều hướng đến Châu Âu và Moscow không để dàng chuyển hướng bán hàng sang bất kỳ nơi nào khác ngoài thị trường nội địa. Đường ống dẫn khí đến Trung Quốc được Nga xây dựng từ năm 2019. Ông Greg Molnár, chuyên gia phân tích tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng về dài hạ Nga sẽ mất dần thị trường xuất khẩu lớn và đáng tin cậy nhất của mình”.