|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

FPT Online muốn chia cổ tức tiền mặt 20.000 đồng/cp

19:24 | 19/03/2021
Chia sẻ
Trong vòng một tuần trở lại đây, giá cổ phiếu FPT Online tăng 23% kèm lượng thanh khoản đột biến, sau khi có thông tin công ty chia cổ tức với tỷ lệ cao ngất ngưởng.

CTCP Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online, mã: FOC) vừa công bố tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 sẽ được diễn ra vào ngày 23/3 tới.

Năm 2021, FPT Online đặt kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu 700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 310 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 17% và 21% so với kết quả năm 2020.

Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị công ty sẽ trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2020 với tỷ lệ 200% (20.000 đồng/cp). Nguồn vốn chi trả trích từ lợi nhuận để lại của công ty. Con số này tính tới cuối năm 2020 là 594 tỷ đồng.

Với mức cổ tức này, FPT Online nằm trong danh sách các doanh nghiệp trả cổ tức cao ngất ngưỡng năm 2020.

Với hơn 18,4 triệu cổ phiếu FOC đang lưu hành, ước tính FPT Online sẽ chi 368 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2020. Hai cổ đông lớn của công ty là CTCP Viễn thông FPT (Mã: FOX) sở hữu 45,1% và CTCP FPT (Mã: FPT) nắm 19,04% vốn lần lượt sẽ nhận về 166 tỷ đồng và 70 tỷ đồng từ cổ tức.

Ngoài ra, cho năm 2021, FPT Online cũng trình phương án chia cổ tức năm không thấp hơn 50%. 

Những năm trước đó, FPT Online cũng trả cổ tức với tỷ lệ cao. Năm 2019, công ty chia với tỷ lệ 150% bằng tiền mặt và 25% bằng cổ phiếu. Năm 2018, tỷ lệ này là 130% bằng tiền mặt.

Giữa thông tin chia cổ tức với tỷ lệ cao, cổ phiếu FOC đã bật tăng trong 6 phiên trở lại đây với lượng thanh khoản đột biến. Chốt phiên ngày 19/3, FOC tạm dừng ở mức 131.900 đồng/cp, tăng khoảng 23% trong vòng 1 tuần.

FPT Online muốn chia cổ tức 200% tiền mặt, thanh khoản đột biến - Ảnh 2.

Diễn biến giá FOC. (Nguồn: TradingView).

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.