|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

EVNGENCO3 sắp chi gần 1.500 tỷ đồng trả cổ tức

10:31 | 06/07/2022
Chia sẻ
Với việc nắm giữ 99,19% vốn điều lệ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ nhận về khoảng 1.448 tỷ đồng trong đợt chia cổ tức này.

Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3 - Mã: PGV) vừa thông qua việc chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 13% bằng tiền mặt (1.300 đồng/cp). Ngày đăng ký cuối cùng là 15/7, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/7.

Với hơn 1,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính EVNGENCO3 sẽ chi hơn 1.460 tỷ đồng để thanh toán cổ tức đợt này. Nguồn vốn chi trả từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 5.027 tỷ đồng tính đến cuối tháng 12/2021. Dự kiến ngày thanh toán là 29/7 tới.

Với việc nắm giữ 99,19% vốn điều lệ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ nhận về khoảng 1.448 tỷ đồng tiền cổ tức.

Với tổng công suất 6.560 MW, EVNGENCO 3 hiện là nhà phát điện lớn nhất trên thị trường, không kể công ty mẹ EVN. Xét trên toàn ngành, thị phần công suất EVNGENCO3 đạt khoảng 8,6% của hệ thống điện Việt Nam, tính tới cuối năm 2021.

EVNGENCO 3 có 9 nhà máy điện, trong đó 4 nhà máy nhiệt điện khí, 3 nhà máy thủy điện và 2 nhà máy nhiệt điện than cùng hai công ty con nhiệt điện và 3 công ty thủy điện do EVNGENCO 3 sở hữu 30% vốn. Trong đó, Nhiệt điện Phú Mỹ là doanh nghiệp lõi trong hệ sinh thái khi đóng góp tới 46% vào tổng sản lượng điện sản xuất. 

Kết quả năm 2021, sản lượng điện sản xuất của Tổng Công ty đạt 29,6 tỷ kWh, chiếm 11,53% sản lượng điện toàn hệ thống điện Việt Nam. Lợi nhuận sau thuế EVNGENCO3 cả năm ngoái đạt 3.179 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi công bố báo cáo tài chính.

 Nguồn: Tổng hợp từ EVNGENCO3.

EVNGENCO3 xác định giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tiếp tục tham gia góp vốn và đầu tư vào các dự án nguồn điện mới - bao gồm các loại hình nhà máy điện: Tuabin khí LNG, thủy điện, năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời… với tổng quy mô công suất 2,613MW (trong đó điện gió chiếm 750MW, điện khí 1,500MW, còn lại là các nhà máy thủy điện nhỏ).

Theo Chủ tịch HĐQT Đinh Quốc Lâm, tiến độ các dự án đầu tư mới phụ thuộc chủ yếu vào Quy hoạch điện VIII. Ông Lâm cho biết "Đối với điện mặt trời và điện gió, các công nghệ lưu trữ điện của chúng ta chưa đủ sức cạnh tranh. Khi sản xuất ra 1 kw điện thì phải công bằng giữa các nhà đầu tư. Giá điện mặt trời rất cạnh tranh so với nhiệt điện than. Tuy nhiên, theo ông được biết, phát triển điện mặt trời có thể không được ưu tiên đến năm 2030 do vấn đề về pin lưu trữ". 

"Về chính danh, Quy hoạch điện VIII vẫn chưa có gì chắc chắn. Do vậy, chúng tôi chưa thể trình các kế hoạch chi tiết về các dự án trong kỳ họp lần này mà phải chờ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua, ông Lâm nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Hằng

Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.