EVN chỉ tiếp nhận được 50% công suất điện mặt trời
Điện mặt trời đang phát triển nhanh hơn lưới truyền tải điện ẢNH: THIỆN NHÂN
Theo Tập đoàn điện lực VN (EVN), sau khi Quyết định 11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về giá mua điện mặt trời có hiệu lực, đến cuối năm 2018 có 365 dự án điện mặt trời tập trung với công suất 29.000 MW được đăng ký đầu tư.
Trong đó 141 dự án được bổ sung vào quy hoạch và đã có 95 dự án với công suất 6.100 MW đã được EVN ký hợp đồng mua bán điện. EVN dự kiến chỉ 50% công suất này được đưa lên lưới vì để đầu tư lưới truyền tải cần từ 3 - 5 năm, trong khi để làm điện mặt trời thì mất khoảng 1 năm.
Đối với mô hình điện mặt trời trên mái nhà, đến cuối năm 2018 mới có 1.800 dự án được nối lưới, tổng công suất 30 MW, sản lượng điện năng phát lên lưới lũy kế là 3,97 triệu kWh. Nguyên nhân là vướng mắc quy định thanh toán của khách hàng bán trên lưới điện, thuế, khả năng tài chính ban đầu của hộ gia đình.
Tiềm năng lớn nhưng mới có 1.800 dự án điện trên mái nhà được nối lưới Điện mặt trời không được khuyến khích?: Nên ưu tiên điện mặt trời trên mái nhà Dự thảo điện mặt trời mới vẫn ưu ái bên mua
EVN kiến nghị Chính phủ xem xét cơ chế hỗ trợ các hộ gia đình một phần kinh phí đầu tư ban đầu; có cơ chế cho các nhà đầu tư (bên thứ 3) tham gia đầu tư. Bộ Công thương sớm ban hành thông tư sửa đổi Thông tư 16 để EVN và các đơn vị điện lực chính thức ký kết hợp đồng và thanh toán tiền điện cho khách hàng.
Bên cạnh đó xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật điện mặt trời áp mái đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả cho khách hàng cũng như hệ thống lưới điện.