|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đưa vụ FLC, Tân Hoàng Minh vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi

16:53 | 27/04/2022
Chia sẻ
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thống nhất bổ sung hai vụ án đang gây tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán, thị trường vốn là FLC, Tân Hoàng Minh vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Sáng 27/4, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp để cho ý kiến chỉ đạo xử lý đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 21 (tháng 1/2022) của Ban Chỉ đạo đến nay và xác định yêu cầu nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới.

Theo Báo Pháp luật TP HCM, tin phát từ Ban Nội chính Trung ương – Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cho biết Thường trực Ban Chỉ đạo đã thống nhất bổ sung 5 vụ án, vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Cụ thể: Vụ án “đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Sai phạm liên quan đến dự án bất động sản số 33 Nguyễn Du, số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, TP HCM; và các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới liên quan đến Nguyễn Thị Kim Hạnh và các cán bộ, đảng viên liên quan đến vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc xảy ra tại An Giang.

Đáng chú ý, ngoài các vụ án, vụ việc trên, Thường trực Ban Chỉ đạo cũng thống nhất bổ sung hai vụ án đang gây tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán, thị trường vốn là FLC, Tân Hoàng Minh.

Ngoài ra, theo Thanh niên, về nhiệm vụ trong thời gian tới Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng tăng cường phối hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; phấn đấu đến hết năm 2022 kết thúc điều tra 19 vụ án, truy tố 21 vụ án, xét xử sơ thẩm 24 vụ án, xét xử phúc thẩm 6 vụ án và kết thúc xác minh, xử lý 39 vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

 Phiên họp của Thường trực Ban Chỉ đạo. (Ảnh: TTXVN).

Thường trực Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm hai vụ án trọng điểm trong quý II.

Cụ thể: Vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại TP HCM, các tỉnh, thành phố khác, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế và một số địa phương liên quan; Vụ án “nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại một số đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng.

Thường trực Ban Chỉ đạo đặc biệt nhấn mạnh, cần tập trung điều tra, xử lý nghiêm sai phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, như: Vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Công ty Việt Á.

Bên cạnh đó còn có vụ án “tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng; Vụ án “tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

Ngoài ra, các vụ án, vụ việc vi phạm pháp luật về đất đai, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước xảy ra tại TP HCM, các tỉnh Khánh Hòa, Bình Dương, Bình Thuận; Vụ án “đưa hối lộ; nhận hối lộ; buôn lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả; in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” xảy ra tại Đồng Nai và một số tỉnh, thành phố...

Thông tin tại buổi họp, theo Ban Nội Chính Trung ương, từ đầu năm tới nay, đã khởi tố 8 cán bộ diện Trung ương quản lý, gồm một thứ trưởng, một nguyên thứ trưởng, một nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, 5 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Ủy ban Kiểm tra T.W đã khẩn trương kiểm tra, phát hiện, xử lý, kiến nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Các cơ quan tiến hành tố tụng đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị trên 2.050 tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị khác; cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 4.000 tỷ đồng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Trang

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.