|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Dự thảo chính sách mới về bia rượu: Dân càng nhậu 'chui' nhiều hơn?

20:09 | 03/07/2018
Chia sẻ
Đại diện Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho rằng dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu, bia có nhiều nội dung vừa khiến thất thu ngân sách Nhà nước, vừa khiến người dân tìm mọi cách để lách luật, nhậu “chui” nhiều hơn.
du thao chinh sach moi ve bia ruou dan cang nhau chui nhieu hon Việt Nam là 'cường quốc' về sử dụng bia rượu?
du thao chinh sach moi ve bia ruou dan cang nhau chui nhieu hon Chính phủ đồng ý dừng đề xuất dán tem bia, DN đỡ mất 1.700 tỷ đồng mỗi năm
du thao chinh sach moi ve bia ruou dan cang nhau chui nhieu hon
Tổng giá trị của thị trường bia, rượu bất hợp pháp lên tới 910 triệu USD và khiến 441 triệu USD ngân sách Nhà nước bị thất thoát.

Ngân sách thất thoát, lao động thất nghiệp

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA, trước hết phải khẳng định rằng, hiện nay Nhà nước đã quản lý tốt đối với rượu, bia sản xuất công nghiệp. Ngành sản xuất và kinh doanh rượu, bia đã đóng góp cho ngân sách khoảng 50 ngàn tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho hàng triệu lao động cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

Tuy nhiên, trong Tờ trình Dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu, bia, Bộ Y tế chưa nêu được những đóng góp tích cực của ngành này và chưa làm rõ được các ảnh hưởng tiêu cực khi ban hành luật này.

“Đây là ngành có đóng góp quan trọng cho ngân sách Nhà nước và góp phần tạo công ăn, việc làm cho hàng triệu lao động. Còn những tác hại phần lớn đều đến từ rượu dân tự nấu, rượu giả, rượu lậu. Nếu đánh đồng hai mảng này thì không công bằng cho các doanh nghiệp đồ uống có cồn đang đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước”, ông Việt nhận định.

Vì vậy, Chủ tịch VBA cho rằng, việc đề xuất các chính sách nhằm hạn chế nguồn cung và hạn chế nhu cầu sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác sẽ dẫn đến một số tác động đối với người lao động và gia tăng tình trạng buôn lậu hàng nhái, hàng giả.

Cụ thể, theo ông Việt, nếu tình trạng gia tăng vấn nạn nhập lậu, hàng nhái, hàng giả và Nhà nước sẽ phải chi ra một nguồn kinh phí không nhỏ để phòng, chống vấn nạn này.

Nguy hiểm hơn, điều này sẽ dẫn đến sản xuất rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong nước bị đình trệ, ảnh hưởng lớn tới nguồn thu ngân sách của Nhà nước.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Tiến Vỵ, Phó Chủ tịch thường trực VBA, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, rượu dân tự nấu mới là nguyên nhân chính liên quan đến các vụ ngộ độc, không thu được các loại thuế, phí.

Cụ thể, tổng giá trị của thị trường bia, rượu bất hợp pháp này lên tới 910 triệu USD và khiến 441 triệu USD ngân sách Nhà nước bị thất thoát.

Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng này vẫn chưa được quản lý mặc dù đã được quy định trong một số văn bản. Hơn nữa, cơ quan đề xuất là Bộ Y tế vẫn chưa đưa ra được các biện pháp quyết liệt, khả thi để khắc phục tình trạng trên khi xây dựng dự thảo luật này.

Bên cạnh đó, ông Vỵ cho rằng, giảm nguồn cung và hạn chế nhu cầu sử dụng bia rượu sẽ dẫn đến dôi dư một số lao động đang làm việc trong ngành sản xuất, kinh doanh ngành này. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách phù hợp và phải chi một nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để giải quyết chế độ đối với số lao động này.

Bán rượu, bia theo giờ, dân càng nhậu “chui”

du thao chinh sach moi ve bia ruou dan cang nhau chui nhieu hon
Ông Nguyễn Thanh Phúc, Tổng Giám đốc nhà máy bia Heineken Đà Nẵng cho rằng không nên đưa giới hạn thời gian bán rượu, bia vào dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu, bia. (Ảnh: Hồng Vân)

Về quy định giới hạn thời gian bán rượu, bia trong dự thảo, ông Matt Wilson, Giám đốc Ngoại vụ Cấp cao Heineken Viêt Nam cho rằng trên thế giới hiện nay, những nước nào thực hiện luật cấm sử dụng rượu, bia theo giờ chỉ dẫn đến việc người dân làm trái hay cố tình lách luật thôi.

“Việc cấm bán rượu, bia trong khung giờ quy định chỉ khiến người dân uống nhiều hơn. Ví dụ cấm bán sau 10h đêm thì người ta sẽ cố uống nhiều nhất có thể trước 10h đêm và sau đó thì tìm đến những loại rượu, bia bất hợp pháp khác”, ông Wilson nói.

Theo đó, ông Nguyễn Thanh Phúc, Tổng Giám đốc nhà máy bia Heineken Đà Nẵng cho rằng, không nên đưa quy định giới hạn thời gian bán bán bia và dự thảo luật chỉ nên giới hạn không được bán bia tại trường học, trung tâm y tế, địa điểm tôn giáo.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp khác cũng đều cho rằng dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia không nên có điều khoản cấm bán rượu bia theo giờ.

“Việc kiểm tra giám sát mua bán rượu, bia rất khó. Bên cạnh đó nếu chỉ bán theo khung giờ sẽ khó hỗ trợ cho ngành du lịch, khách sạn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy điều này chỉ khiến người tiêu dùng dùng rượu bia một cách thiếu trách nhiệm”, ông Việt nói thêm.

Hồng Vân