Dự kiến lập mới ba khu kinh tế, bổ sung 88 khu công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng
Đề xuất thành lập mới ba khu kinh tế ở Hải Phòng, Nam Định và Hải Dương
Theo đó, đối với các khu kinh tế cửa khẩu, vùng định hướng tiếp tục đầu tư, phát triển ba khu hiện hữu để mở rộng hoạt động kinh tế, thương mại với Trung Quốc.
Về các khu kinh tế ven biển, đến năm 2030, vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có 6 khu kinh tế ven biển tại 4 địa phương với tổng diện tích khoảng 317.509 ha.
Trong đó, vùng tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, phát triển 4 khu kinh tế ven biển hiện hữu gồm: Khu kinh tế ven biển Quảng Yên (Quảng Ninh); Khu Kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh); KKT Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng); Khu kinh tế ven biển Thái Bình (Thái Bình), và thành lập mới các khu: Khu kinh tế Ninh Cơ (Nam Định) với diện tích khoảng 13.950 ha; KKT ven biển phía Nam TP Hải Phòng, với diện tích khoảng 20.000 ha.
Ngoài ra, vùng ĐBSH dự kiến phát triển một khu kinh tế chuyên biệt trên địa bàn tỉnh Hải Dương với quy mô khoảng 5.300 ha tại trung tâm vùng động lực công nghiệp của tỉnh Hải Dương (ở hai huyện Bình Giang và Thanh Miện).
Dự kiến bổ sung 88 khu công nghiệp
Về các khu công nghiệp (KCN), quy hoạch định hướng tiếp tục hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư, nâng cao tỷ lệ lấp đầy đối với 72 KCN đang hoạt động; hoàn thành các thủ tục và đẩy nhanh triển khai đầu tư hạ tầng 42 KCN đã được thành lập để đưa vào hoạt động; hoàn thiện các quy trình, thủ tục để thành lập và thực hiện đầu tư hạ tầng đối với 67 KCN trên địa bàn các tỉnh/thành phố của vùng đã có tên trong quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam;
Đề xuất, bổ sung vào quy hoạch các KCN mới tại các địa phương, cụ thể: TP Hà Nội bổ sung 9 KCN; TP Hải Phòng 15 KCN; tỉnh Vĩnh Phúc 4 KCN; tỉnh Bắc Ninh hai KCN; tỉnh Hưng Yên 12 KCN; tỉnh Hải Dương 9 KCN; tỉnh Quảng Ninh 8 KCN; tỉnh Thái Bình ba KCN; tỉnh Nam Định 8 KCN; tỉnh Hà Nam 14 KCN; tỉnh Ninh Bình 4 KCN.
Danh mục khu kinh tế, khu công nghiệp từ các quy hoạch tỉnh thuộc vùng ĐBSH: