|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá heo hơi ngày 27/4: Hai miền Bắc - Nam sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm trong thời gian tới?

18:30 | 26/04/2022
Chia sẻ
Giá heo hơi hôm nay (26/4) giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg ở một số tỉnh thành trên cả nước. Việt Nam cần quy hoạch vùng trồng cây làm thức ăn chăn nuôi, nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản xuất trong những năm tới.

Giá heo hơi hôm nay giảm rải rác

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi ngày 28/4

Tại miền Bắc, giá heo hơi giảm 2.000 đồng/kg tại một vài nơi trong hôm nay. Cụ thể, sau khi điều chỉnh giảm 2.000 đồng/kg, Phú Thọ hiện giao dịch với giá 53.000 đồng/kg, ngang bằng Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên và Hà Nam. Thương lái Hưng Yên, Thái Bình và TP Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 56.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Nam Định, Vĩnh Phúc và Ninh Bình không biến động, tiếp tục neo tại mốc trung bình là 54.000 đồng/kg.

Thị trường heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 52.000 - 57.000 đồng/kg. Tất cả các địa phương đều không ghi nhận biến động mới so với hôm qua. Mức giá thấp nhất khu vực là 52.000 đồng/kg ghi nhận tại tỉnh Quảng Bình. Cùng chững lại còn có Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Bình Thuận khi giao dịch trong khoảng 55.000 - 56.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Bắc hôm nay đi ngang trên diện rộng. Trong đó, Bình Phước, Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Tháp, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và Bến Tre tiếp tục neo tại mốc 56.000 đồng/kg. Nhỉnh hơn một giá, An Giang hiện neo tại ngưỡng cao nhất khu vực là 57.000 đồng/kg. Riêng Tây Ninh và Sóc Trăng giảm 1.000 đồng/kg về mức 55.000 đồng/kg, cùng với Vĩnh Long, Cần Thơ và Cà Mau.

Nguồn: istockphoto

Chủ động giảm lệ thuộc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Theo Cục Chăn nuôi, năm 2020, cả nước cần khoảng 31,2 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong đó trong nước chỉ cung cấp được khoảng 35%, số còn lại từ nguồn nhập khẩu, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.

Trong tổng số nhu cầu các nguyên liệu thức ăn tinh, nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng (các loại hạt ngũ cốc: ngô, cám, lúa mì, tấm... và củ sắn) chiếm tỷ trọng trên 65% (tương đương 21 triệu tấn); nhóm nguyên liệu cung cấp đạm (đạm thực vật, khô dầu các loại, bã ngô, đạm động vật, bột thịt xương, bột cá...) chiếm trên 27% tương đương 8,5 triệu tấn.

Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, xét về tổng thể, lượng nguyên liệu thức ăn tinh sản xuất trong nước dành cho chăn nuôi rất hạn chế. Việt Nam cũng chưa có lợi thế cạnh tranh sản xuất nguyên liệu ngũ cốc dùng trong chăn nuôi.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu chọn lọc và phát triển được nhiều loại giống cỏ, cây thức ăn cho gia súc như các giống cây hòa thảo trồng cạn, giống cây hòa thảo chịu úng ngập và các nhóm cây họ đậu dùng cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ, nhóm cây đa mục đích.

Về lâu dài, ông Nguyễn Như Cường cho rằng, cần phải quy hoạch vùng trồng cây làm thức ăn chăn nuôi gắn liền với quy hoạch phát triển chăn nuôi, gắn kết chặt chẽ, đồng bộ từ khâu sản xuất, kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, quy trình công nghệ, chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị sản xuất; đồng thời có chính sách hỗ trợ phát triển cây làm thức ăn cho gia súc, phục vụ chăn nuôi tập trung.

Để làm được điều đó, cần hình thành và phát triển thị trường phế phụ phẩm nông nghiệp (để người không có nhu cầu trao đổi, mua bán với người có nhu cầu) và đẩy mạnh nền nông nghiệp tuần hoàn để tận dụng toàn bộ phụ phẩm, giảm lệ thuộc vào nguồn cung nước ngoài.

Nhã Lam