Dự báo giá heo hơi ngày 16/12: Ghi nhận giảm ở cả ba miền?
Giá heo hơi hôm nay giảm từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc không ghi nhận biến động mới. Theo đó, thương lái tại hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai tiếp tục giao dịch ở mức 51.000 đồng/kg - thấp nhất khu vực. Trong khi đó, mức giao dịch cao nhất tiếp tục được chứng kiến tại hai tỉnh Bắc Giang và Hưng Yên với 54.000 đồng/kg. Heo hơi tại các địa phương còn lại tiếp tục được thu mua với giá từ 52.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg.
Theo khảo sát, thị trường heo hơi tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Quảng Ngãi chứng kiến mức giao dịch giảm 1.000 đồng/kg còn 51.000 đồng/kg - ngang với Quảng Nam, Bình Định và Ninh Thuận sau khi giảm 2.000 đồng/kg. Tương tự, giá heo hơi tại các tỉnh bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa giảm 1.000 đồng/kg về cùng mức 52.000 đồng/kg - ngang với tỉnh Lâm Đồng sau khi giảm 2.000 đồng/kg.
Theo ghi nhận, giá heo hơi tại khu vực miền Nam giảm nhẹ 1.000 đồng/kg. Cụ thể, heo hơi tại tỉnh Trà Vinh và TP HCM được thu mua với giá lần lượt là 51.000 đồng/kg và 52.000 đồng/kg, cùng giảm 1.000 đồng/kg. Tại các tỉnh, thành còn lại không ghi nhận biến động mới, hiện giá thu mua duy trì trong khoảng 51.000 - 55.000 đồng/kg.
Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể tiếp tục giảm vào ngày mai do sức mua của thị trường vẫn chưa có dấu hiệu tăng.
Hà Nội tăng tốc sản xuất bảo đảm nguồn cung cuối năm
Những ngày này, tại các trang trại chăn nuôi, nông dân tất bật với công đoạn chăm sóc vỗ béo đàn gia súc, gia cầm, phòng chống dịch bệnh để bảo đảm nguồn cung cho thị trường, theo báo Hà Nội Mới.
Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ Trần Thị Thu Hằng, về chăn nuôi, tổng đàn heo của huyện Chương Mỹ có 203.500 con. Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, dịch bệnh trên đàn gia súc cơ bản được kiểm soát, các trang trại đang áp dụng biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Đến nay, đàn heo đạt 1,5 triệu con.
Từ nay đến cuối năm, để đạt mục tiêu, ngành Nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh, đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, hỗ trợ hợp tác, liên kết theo chuỗi; hướng dẫn, định hướng các địa phương có kế hoạch phù hợp nhu cầu của thị trường.