Dự báo giá heo hơi ngày 16/2: Đà giảm sẽ còn tiếp diễn tại ba miền?
Giá heo hơi hôm nay giảm rải rác
Xem thêm: Dự báo giá heo hơi ngày 17/2
Tại thị trường miền Bắc, giá thu mua điều chỉnh giảm tại một số tỉnh thành trong khu vực. Bắc Giang, Nam Định, Vĩnh Phúc và TP Hà Nội giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg xuống chung mức 57.000 đồng/kg. Cùng giảm nhẹ 1.000 - 2.000 đồng/kg, Tuyên Quang, Hà Nam và Yên Bái hiện thu mua heo hơi chung mốc 56.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại không chứng kiến thay đổi mới, duy trì giao dịch với khoảng giá từ 56.000 đồng/kg đến 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên hôm nay dao động trong khoảng 56.000 - 58.000 đồng/kg. Trong đó, Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình Thuận giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 57.000 đồng/kg. Tương tự, Quảng Ngãi đang giao dịch heo hơi với giá 56.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg trong hôm nay. Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định,... tiếp tục neo trong khoảng 57.000 - 58.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá heo hơi hôm nay điều chỉnh giảm từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg trong khu vực. Thương lái các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương, Bạc Liêu và Trà Vinh hiện thu mua trong khoảng giá 55.000 - 57.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Trong khi đó, Kiên Giang, Hậu Giang và Cà Mau giảm 2.000 đồng/kg trong hôm nay, hiện giao dịch heo hơi với giá từ 54.000 đồng/kg đến 55.000 đồng/kg.
Giải pháp nào cho Việt Nam để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Hiện cả nước có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó, sản lượng lớn tập trung vào nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, lên đến 70% - 80% với các mặt hàng ngô, lúa mì, đậu tương, theo báo Công Thương.
Theo Cục Chăn nuôi, việc tăng giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua là do nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới giảm, nguồn cung trong nước hạn chế, chi phí vận chuyển tăng cộng thêm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến sản lượng một số loại ngũ cốc chính của một số quốc gia sụt giảm. Do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh nên giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm cũng tăng.
Trước bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến người chăn nuôi, Cục Chăn nuôi cho rằng, giải pháp trước mắt, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước để có thể thay thế một phần nguồn nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần thực hiện quản trị tốt nguyên liệu và giảm tối đa các chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Sơn cũng kỳ vọng tổng cầu thực phẩm trong thời gian tới tăng lên, đặc biệt, trong quý II và quý III/2022 tới đây khi du lịch, các trường học, bếp ăn tập thể... quay trở lại hoạt động bình thường... sẽ đẩy giá thực phẩm chăn nuôi tăng lên, giảm khó khăn cho người chăn nuôi.