Dự án 'Vành đai - Con đường' có thể gây ra khủng hoảng nợ tại các nền kinh tế yếu nhất thế giới
Trung Quốc lên kế hoạch thành lập tòa án quốc tế phục vụ riêng dự án 'Vành đai - Con đường' | |
Trung Quốc phát hành trái phiếu phục vụ phát kiến 'Vành đai - Con đường' |
Cụ thể, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm tạo ra các đường nối kinh tế với châu Âu, châu Á và châu Phi, có thể đẩy Djibouti, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Mông Cổ, Montenegro, Pakistan và Tajikistan rơi vào khủng hoảng nợ, các nhà nghiên cứu tại CGD cho biết hôm 4/3.
“Dự án Vành đai – Con đường mang lại một vài lợi ích mà nhiều nước quan tâm, đó là nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, khi nói đến hình thức cho vay này, nó có thể là một điều quá tốt”, báo cáo từ CGD chỉ ra.
Tài trợ vốn đến từ nhiều tổ chức khác nhau như Quỹ Con đường Tơ lụa, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á và Quỹ Lương hưu Quốc gia. Các ngân hàng nhà nước đã cho hàng trăm dự án tại những quốc gia hầu hết giới đầu tư không dám đầu tư vay đến hàng tỷ USD.
Phân tích của Bloomberg News hồi tháng 10/2018 cho thấy trong số 68 quốc gia được Trung Quốc liệt kê là đối tác của dự án Vành đai – Con đường, 27 quốc gia bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế liệt vào danh sách có nợ công ở mức xấu hoặc dưới mức đầu tư. Và 14 quốc gia khác gồm Afghanistan, Iran và Syria không được hoặc xin rút khỏi danh sách yêu cầu được xếp hạng.
Báo cáo từ ông Hurley, chuyên gia kỳ cựu Scott Morris của CGD và nhà nghiên cứu Gailyn Portelance đề nghị Trung Quốc biến dự án Vành đai – Con đường trở nên đa chiều hơn, và xây dựng những cơ quan như Ngân hàng Thế giới để làm việc cụ thể hơn với chính quyền Bắc Kinh về tiêu chuẩn cho vay, dù là đối với quốc gia nào đi nữa.
Vì Trung Quốc đóng vai trò như một chủ nợ đối với các quốc gia đang phát triển, sẽ có cách để nguồn vốn được chuyển trực tiếp theo cách làm giảm rủi ro cho vay thương mại và quảng bá tốt hơn ảnh hưởng của khoản vay đối với sự phát triển.