|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 1/4: NĐT cá nhân bán ròng gần 680 tỷ đồng, tập trung xả VNM, DGC

07:18 | 01/04/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index bứt phá mạnh mẽ nhờ xu hướng tăng đồng thuận, giao dịch của NĐT cá nhân không còn là điểm sáng khi họ nâng quy mô xả ròng lên 677 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh 685 tỷ đồng.

Thị trường giằng co sau phiên bán mạnh trước đó và nhiều lúc rơi vào trạng thái giảm điểm. Thế nhưng, lực cầu mua vào khi VN-Index dưới 1.490 đã giúp đà giảm thu hẹp và đảo chiều.

Kết phiên, VN-Index tăng 1,6 điểm tương ứng với 0,11%, dừng chân tại 1.492 điểm. Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 21.773 tỷ đồng, thanh khoản thị trường đạt 29.177 tỷ đồng, giảm 17,5% so với phiên liền trước.

Nhìn chung, vận động ở các nhóm ngành có sự phân hóa. Nhóm công nghệ vẫn giữ được diễn biến tích cực trong phiên hôm nay. Nhóm ngân hàng và bất động sản, tuy phân hóa mạnh nhưng nhìn chung sắc xanh vẫn đang chiếm ưu thế.

Bên cạnh đó, ngành cũng có diễn biến khởi sắc hơn thị trường như dệt may, thiết bị điện, viễn thông. Ở chiều ngược lại, nhóm vật liệu xây dựng, dầu khí và chứng khoán giao dịch kém hơn. 

Nhóm cổ phiếu đầu cơ tiếp tục bị bán tháo với nhiều mã đóng cửa ở giá sàn như: ROS, FLC, HQC, UDC. Trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30, VNM có diễn biến giao dịch đầy ấn tượng với khối lượng khớp lệnh cao nhất trong 6 tháng trở lại đây với hơn 9,6 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tăng hơn 6% và đóng cửa tại 80.900 đồng/cổ phiếu.

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tổ chức nội chuyển hướng mua ròng gần 340 tỷ đồng

Trong phiên VN-Index đảo chiều hồi phục, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh) chuyển hướng mua ròng 339 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ gom ròng 349 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy, tổ chức nội bán ròng 10/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm bán lẻ. Top10 mã bị bán ròng mạnh nhất có MWG, DBC, STB, APH, HDC, NVL, SZC, SSI, AMD, VIC.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu ngân hàng. Danh mục Top10 mua ròng của khối này gồm VHM, TCB, MBB, HPG, CTG, ACB, VPB, HSG, CII, PNJ.

 Top5 mã tổ chức trong nước mua/bán ròng phiên 31/3. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

NĐT cá nhân bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp, tâm điểm DGC

Trong phiên VN-Index bứt phá mạnh mẽ nhờ xu hướng tăng đồng thuận, giao dịch của NĐT cá nhân không còn là điểm sáng khi họ nâng quy mô xả ròng lên 677 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh 685 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 9/18 ngành, trong đó họ tập trung gom cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã VHM, MSN, MWG, PDR, APH, SSI, DBC, PVD, HDC, CTR.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 9/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu đặt tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, hóa chất. Danh mục Top10 bán ròng bao gồm VNM, DGC, TCB, CTG, MBB, VRE, DCM, ACB, VPB.

VNM là điểm sáng trong phiên ngày hôm qua với giá trị giao dịch tăng vọt, gấp 3 lần giá trị giao dịch phiên trước đó. Về mặt kỹ thuật phiên tăng điểm mạnh với khối lượng đột biến ngày hôm nay đã giúp VNM giữ được xu hướng tăng dài hạn từ 2014 khi bật lên từ đường xu hướng chéo. Tuy nhiên VNM vẫn chưa thoát kênh xu hướng giảm trung hạn từ 2014.  

 Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 31/3. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

NĐT nước ngoài mua ròng phiên thứ 3 liên tiếp

Về phía NĐT nước ngoài, đây là phiên thứ 3 liên tiếp khối này mua ròng với giá trị đạt hơn 338 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ gom ròng 336 tỷ đồng.

Chiều mua ròng tỏ ra yếu thế hơn với 8/18 nhóm ngành. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm hóa chất, thực phẩm & đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của khối này gồm các mã VNM, DGC, VRE, DCM, DXG, HDB, PLX, CTG, GMD, REE.

Nhóm cổ phiếu ngành thực phẩm ghi nhận giá trị giao dịch tăng so 20% với trung bình 5 phiên liền trước và chỉ số giá ngành tăng 1,69% dưới sự tác động của cổ phiếu vốn hóa lớn VNM. Top các cổ phiếu tăng điểm phiên ngày hôm nay gồm CMF, HAF, BBC, VNM, MCM tất cả đều tăng trên 3%. 

Trong khi đó, áp lực rút vốn của NĐT ngoại chủ yếu ghi nhận tại nhóm cổ phiếu địa ốc. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VHM, MSN, PDR, PVD, HPG, E1VFVN30, SSI, HHS, APH.

Thu Thảo