|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh: NĐT cá nhân duy trì bán ròng gần 860 tỷ đồng phiên kết năm, tập trung SSI, VIC, VND

07:00 | 27/01/2023
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index kết năm phấn khởi, NĐT cá nhân bán ròng 857,8 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 871,8 tỷ đồng.

Theo sau diễn biến tích cực từ phiên trước, thị trường hạ nhiệt ngay khi bước vào phiên giao dịch mới. Tuy nhiên, đà tăng nhanh chóng chiếm ưu thế trở lại và giúp thị trường tiếp tục tăng. Kết phiên, VN-Index tăng 9,8 điểm, tương đương 0,98% và đóng cửa tại 1.108,08 điểm. Thanh khoản tăng với 578,3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 cũng tiếp tục hành trình đi lên và kết phiên với mức tăng 6,2 điểm, tương đương 0,56%. Sắc xanh vẫn áp đảo với 18 cổ phiếu tăng giá và 7 cổ phiếu giảm giá. Nổi bật nhất là VCB (+3,3%), SSI (+3,2%), BVH (+3,1%), MSN (+2,1%), ACB (+2%), … Ở chiều ngược lại, HPG (-2,5%) giảm nhiều nhất, theo sau là PDR (-1%), VPB (-0,8%), KDH (-0,7%), …

Với diễn biến nới rộng đà tăng điểm của thị trường chung, phần lớn các nhóm ngành đều đóng cửa trong sắc xanh. Đáng chú ý nhất là nhóm bảo hiểm, chứng khoán, hàng gia dụng, vận tải – kho bãi… Áp lực bán xảy ra tại nhóm vật liệu xây dựng và thép.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tự doanh tiếp tục mua ròng nhẹ

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, tự doanh mua ròng 66 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 44,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 9/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 19/1 gồm EIB, STB, FUEVFVND, VHM, MBB, VIC, MSN, VNM, VCB, VJC.

Trong khi đó, nhóm bị bán ròng mạnh nhất là bán lẻ. Top các mã bị bán ròng gồm POW, VRE, TCB, HPG, MWG, ACB, NVL, FUESSVFL, PNJ, VCG.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tổ chức nội có phiên bán ròng nhẹ

Cổ phiếu SHB đứng thứ hai trong Top bán ròng của tổ chức trong nước phiên 19/1. (Ảnh: Thu Thảo).

Giao dịch ngược chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 5,1 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 38,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 9/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng có HPG, SHB, HSG, NKG, VHC, MSB, E1VFVN30, HCM, VRE, BID.

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu ngân hàng. Top mua ròng có STB, HAH, FPT, VPB, MBB, VIB, VGC, TCB, MWG, KBC.

NĐT cá nhân duy trì bán ròng gần 860 tỷ đồng

Trong phiên VN-Index kết năm phấn khởi, NĐT cá nhân bán ròng 857,8 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 871,8 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 6/18 ngành, chủ yếu là ngành tài nguyên cơ bản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm HPG, DGC, PNJ, DCM, KBC, DXG, NT2, NKG, MSB, POW.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 12/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành ngân hàng, dịch vụ tài chính. Top bán ròng có SSI, VIC, VND, CTG, STB, VCB, EIB, VNM, VHM.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Khối ngoại mua ròng gần 840 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 836,8 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ gom ròng 788,6 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm ngân hàng, dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã SSI, VIC, CTG, VND, VCB, VRE, MSN, STB, VCG, VHM.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài chủ yếu rút vốn khỏi nhóm hóa chất. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, DGC, PNJ, KBC, DCM, NT2, DXG, PTB, VGC.

Thu Thảo

Bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính, GTVT, Tổng Thư ký Quốc hội
Chiều 28/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Nguyễn Hồng Minh làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Lê Quang Tùng, giữ chức Tổng thư ký Quốc hội.