|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh: 7/7: Tự doanh CTCK chuyển mua ròng hơn 200 tỷ phiên giảm sâu, tâm điểm CTG và SSI

08:10 | 07/07/2021
Chia sẻ
Lực bán tháo ồ ạt phiên ATC hôm qua khiến thị trường giảm sâu. Ngược với chuyển động dòng tiền chung của thị trường, nhóm tự doanh CTCK đảo chiều mua ròng 217 tỷ đồng, tập trung rót vốn cho CTG và SSI.

Nhóm bán lẻ, dịch vụ tài chính giảm mạnh nhất thị trường, VN30 bị bán thẳng tay

Kết thúc phiên 6/7, VN-Index giảm 3,99% đóng cửa ở mức 1.354,79 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ 28/1/2021 với 86 cổ phiếu giảm sàn trên HOSE. Độ rộng thị trường thu hẹp so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng- giảm là 59 - 350.

Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 28.444 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 34.327 tỷ đồng, tăng 4,4% so với phiên liền trước.

Nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất là ngành bán lẻ, đặc biệt là các mã MWG, DGW và FRT. Nhóm dịch vụ tài chính cũng bị bán mạnh và nhiều mã giảm sàn vào cuối phiên như SSI, HCM, VND, VCI, BSI, SHS. Tuy nhiên tỉ trọng phân bổ dòng tiền mạnh nhất ở nhóm ngân hàng, tài nguyên cơ bản và dịch vụ tài chính.

Nhóm ngân hàng cũng nhiều cổ phiếu giảm sàn như TCB, CTG, MBB, TPB, STB. Ngoài các mã ngân hàng nêu trên, trong VN30 các cổ phiếu VHM và SSI cũng bị giảm sàn cuối phiên, MWG cũng lộ sàn.

Khối tự doanh CTCK chuyển mua ròng, gom trăm tỷ cổ phiếu CTG

Tự doanh công ty chứng khoán chuyển mua ròng 217 tỷ đồng, trong đó bán ròng 219 tỷ đồng qua khớp lệnh.

Tại chiều mua ròng, khối tự doanh tập trung gom cổ phiếu CTG (120 tỷ đồng), theo sau là SSI (78 tỷ đồng), PET (22 tỷ đồng) và VCB (21,6 tỷ đồng). Bên cạnh đó, dòng tiền còn tìm đến FPT, STB, VNM, TCB, PLX…

Diễn biến trái chiều, cổ phiếu HPG chịu áp lực bán ròng 57 tỷ đồng từ khối tự doanh. Mặt khác, khối này còn bán ròng LPB (21 tỷ đồng), FUEVFVND (19 tỷ đồng), TPB (15 tỷ đồng) và VIC (13 tỷ đồng)…

Tổ chức trong nước mua ròng nhẹ, tập trung gom khớp lệnh KDH và VPB

NĐT tổ chức trong nước mua ròng 55 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 24 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng chủ yếu là ngành ngân hàng và bảo hiểm, mua rất hạn chế 9/18 nhóm ngành trong đó có bất động sản.

Top cổ phiếu được mua ròng có KDH, VPB, MBB, IJC, VHM, E1VFVN30, GAS, VNM, TCB, SSB. Trong khi đó, Top các mã bị bán ròng có STB, BVH, DXG, SSI, AGG, VIX, REE, GVR, SZC, GEX.

NĐT cá nhân bán ròng 319 tỷ đồng, rút khỏi nhóm bất động sản và ngân hàng

NĐT cá nhân bán ròng 319 tỷ đồng, trong đó bán ròng khớp lệnh là 228 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 6/18 ngành, tập trung tài nguyên cơ bản, bảo hiểm. Top cổ phiếu mua ròng của NĐT cá nhân tập trung vào HPG, STB, VPB, BVH, LPB, HCM, PHR, VRE, DXG, MSB.

Ngược lại, nhóm này bán ròng 12/18, chủ yếu là ngành bất động sản, ngân hàng. Các mã cụ thể ở chiều bán ròng có VHM, VCB, CTG, MBB, MSN, SSI, GAS, KDH, HDB, NVL. Top mua bán ròng của nhà đầu tư cá nhân chủ yếu là đối ứng với nước ngoài, tuy nhiên họ cũng mua bán đối ứng với tổ chức trong nước và tự doanh.

Khối ngoại mua ròng nhẹ, đảo chiều rót vốn cho nhóm bất động sản

NĐT nước ngoài chuyển mua ròng 26 tỷ đồng trong phiên thị trường giảm mạnh, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 34 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh của nước ngoài tập trung vào ngành bất động sản.

Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VHM, VCB, MBB, MSN, HDB, NVL, DXG, GAS, FUEVFVND, GVR, GEX. Phía bán ròng khớp lệnh, khối ngoại tiếp tục bán chính nhóm tài nguyên cơ bản.

Top bán ròng theo thứ tự các mã HPG, VPB, VNM, CTG, E1VFVN, PHR, HCM, STB, MSB, VRE. Như vậy NĐT nước ngoài đã chuyển vị thế từ bán ròng sang mua ròng ngành bất động sản, tập trung vào các mã lớn VHM, NVL. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng VPB, CTG tiếp tục được bán ròng. Cổ phiếu HPG vẫn đứng đầu bảng bán ròng.

Thu Thảo

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.