|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 5/5: NĐT cá nhân mua ròng gần 1.100 tỷ đồng phiên VN-Index giảm hơn 18 điểm, tập trung gom TCB, DIG

08:13 | 05/05/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index chịu áp lực bán mạnh sau 14h, NĐT cá nhân trở lại mua ròng nâng đỡ thị trường với quy mô giải ngân lên tới 1.092 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng 1.030 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

Áp lực bán trở lại sau kỳ nghỉ lễ đã bao trùm khắp thị trường chung, khi mở cửa phiên VN-Index giảm gần 6 điểm. Mặc dù có những thời điểm lực cầu phục hồi nhưng chưa đủ để xoay chuyển cục diện và đà bán gia tăng mạnh hơn về phiên chiều. Đóng phiên, VN-Index giảm hơn 18 điểm tương ứng với 1,3%, dừng chân tại mốc1.348 điểm.

Thanh khoản giảm nhẹ khi chỉ đạt 498 triệu cổ phiếu khớp lệnh, so với phiên trước nghỉ lễ đạt 506 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị giao dịch 13.490 tỷ đồng.

Một số cổ phiếu trong nhóm ngành xây dựng bất ngờ tăng mạnh ngược chiều với thị trường chung như HBC tăng 5,6%, VCG (+7%), CTD (+4,1%), FCN (+5,7%) hay LCG (+5%).

Ở chiều ngược lại, nhóm vốn hóa lớn rổ VN30 tạo áp lực giảm trên thị trường chung khi giảm gần 28 điểm với nhiều mã giảm hơn 4% như TPB, SSI và TCB. Diễn biến nổi trội của POW trong nhóm VN30 thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư, khi cổ phiếu này đóng cửa với mức giá trần, kèm theo đó là thanh khoản khớp lệnh đạt mức cao nhất trong 3 tuần trở lại đây.

 

 Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tổ chức nội đảo chiều bán ròng gần 790 tỷ đồng, tâm điểm TCB, DIG, NVL

Trong phiên giao dịch vừa qua, NĐT tổ chức trong nước (bao gồm khối tự doanh công ty chứng khoán) chuyển hướng bán ròng 787 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 773 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 11/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm ngân hàng. Top10 mã bị bán ròng mạnh nhất có TCB, DIG, NVL, STB, MBB, MWG, VSC, CTG, VPB, VCB.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp hóa chất. Danh mục Top10 mua ròng của khối này gồm HSG, FRT, BCM, LPB, DGC, HBC, DPM, PTB, MIG, ANV.

 

  Top5 mã tổ chức trong nước mua/bán ròng phiên 4/5. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

 

NĐT cá nhân mua ròng gần 1.100 tỷ đồng phiên VN-Index giảm hơn 18 điểm

Trong phiên VN-Index chịu áp lực bán mạnh sau 14h,  NĐT cá nhân trở lại mua ròng nâng đỡ thị trường với quy mô giải ngân lên tới 1.092 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng  1.030 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.      

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 17/18 ngành, chủ yếu gom cổ phiếu ngân hàng. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm: TCB, DIG, NVL, VCB, STB, MBB, MWG, MSN, CTG, VHM.

Bên phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng duy nhất nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng có NLG, BCG, HSG, HPG, ANV, OCB, MIG, SAB, HAH.

 

   Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 4/5 (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

 

NĐT ngoại bán mạnh vào cuối phiên, tâm điểm DGC, VHC                               

Về phía NĐT nước ngoài, họ cũng thay đổi vị thế giao dịch với việc bán ròng 305 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ rút ròng 256,8 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm tài nguyên Cơ bản, du lịch và giải trí. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: NLG, HPG, BCG, BID, OCB, FUEVFVND, VSC, HAH, SAB, ANV.

Trong khi đó, dòng tiền ngoại chủ yếu rút khỏi nhóm hóa chất. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: DGC, VHC, DIG, DGW, GAS, VND, MSN, VHM, VNM.

Điểm đáng chú ý trong giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài là họ bán mạnh vào cuối phiên và bán rải rác nhiều mã, điều này có thể cho thấy đây là hành động bán của ETFs. Trong top các mã giao dịch mua bán ròng, đáng chú ý nước ngoài chuyển vị thế mua HPG, trong khi họ tiếp tục bán VHM, DGC, đây là các mã được bán gần đây. Họ cũng chuyển vị thế bán VNM, MSN sau khi mua ròng tháng 4.

 

 

Thu Thảo

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.