|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 30/9: Cá nhân trong nước trở lại mua ròng nhẹ phiên VN-Index về mức thấp nhất từ đầu năm

07:00 | 30/09/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index về mức thấp nhất từ đầu năm, NĐT cá nhân lại đảo chiều mua ròng 76 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 77,9 tỷ đồng.

Tưởng chừng như diễn biến hồi phục của thị trường chứng khoán Mỹ và số liệu vĩ mô đầy tích cực trong nước, phần nào sẽ giúp giảm áp lực mất điểm số của VN-Index. Thế nhưng, tâm lý lo sợ của nhà đâu tư vẫn áp đảo và bán mạnh hơn vào cuối phiên.

Đóng cửa, VN-Index ở mức thấp nhất trong vòng 1,5 năm trở lại đây, dừng chân tại mốc 1.126 điểm, giảm 17,6 điểm, tương ứng 1,5%. Thanh khoản khớp lệnh giảm hơn 16% so với phiên trước đạt hơn 416 triệu đơn vị, tương ứng với hơn 9.100 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng và đầu tư công tiếp tục chịu áp lực chốt lời mạnh với nhiều mã cổ phiếu đóng cửa ở mức sàn như TCH, FCN, VCG, LCG, CTD và BCM. Bên cạnh đó, nhóm thủy sản cũng bị bán trong phiên với ANV và IDI đóng cửa giảm kịch sàn. Nhóm cổ phiếu hóa chất và phân bón cũng không nằm ngoài diễn biến đó khi DCM và DGC cũng giảm hết biên độ. 

 

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

 

 

Tự doanh chuyển hướng mua ròng hơn trăm tỷ đồng

Trong phiên giao dịch vừa qua, khối tự doanh công ty chứng khoán quay đầu mua ròng 103,9 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ gom ròng 119,9 tỷ đồng.

 

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 12/18 ngành, trong đó hai nhóm được mua ròng mạnh nhất là bất động sản, thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm HPG, VHM, NVL, MSN, VNM, VIC, VPB, VCB, VJC, POW.

Trong khi đó, áp lực bán tập trung tại ngành hàng & dịch vụ công nghiệp. Top cổ phiếu bị bán ròng gồm E1VFVN30, ACB, GEX, DXG, FUEVFVND, FUEDCMID, PNJ, FUESSVFL, FUEVN100.

 

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

 

Tổ chức nội bán ròng hơn 60 tỷ đồng

 

Giao dịch trái chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 63,4 tỷ đồng, tuy nhiên tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 108,1 tỷ đồng                                                                             

 

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 4/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm bất động sản. Top bán ròng có VIC, NLG, TCB, MSN, PLX, VHM, CTG, MBB, SZC, VPB.

 

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng có VNM, DPM, PNJ, E1VFVN30, ACB, SSI, VHC, MWG, TPB, DCM.

 

Cá nhân trong nước chuyển hướng mua ròng gần 80 tỷ đồng

Trong phiên VN-Index về mức thấp nhất từ đầu năm, NĐT cá nhân lại đảo chiều mua ròng 76 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 77,9 tỷ đồng.

 

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 7/18 ngành, chủ yếu là ngành bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: NLG, KDH, STB, VIC, HPG, CTG, GEX, TCB, VND, KBC.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 11/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành thực phẩm và đồ uống, bán lẻ. Top bán ròng có: VNM, VRE, GMD, VHC, MWG, SSI, VCB, HDB, VJC.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

 

Khối ngoại bán ròng gần 120 tỷ đồng

 

 

Về phía NĐT nước ngoài, họ đảo chiều bán ròng 116 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 150,1 tỷ đồng.

 

Mua ròng khớp lệnh chính của NĐT ngoại là nhóm dịch vụ tài chính, thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: E1VFVN30, GMD, VRE, VNM, DXG, BID, HDB, REE, VJC, VHC.

 

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi nhóm bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: STB, KDH, HPG, NLG, NVL, DPM, HDG, KBC, VND.

 

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.