Dòng tiền thông minh (29/8): Tập trung 'xả' mã MBB, tự doanh CTCK chưa dừng bán ròng khi khối ngoại xuống tiền trở lại
Dòng tiền thông minh tìm đến ngành bất động sản phiên hồi phục nhẹ
Trong phiên sáng, VN-Index có sự phục hồi nhẹ nhờ lực mua tập trung tại các mã bluechips trụ cột thị trường như VCB, GAS, VHM. Trong phiên chiều, đà tăng của chỉ số được duy trì nhờ các mã VCB, SAB, NLV mở rộng biên độ tăng.
Thị trường có phiên phục hồi nhẹ với động thái mua ròng của khối ngoại sau nhiều phiên bán ròng. Theo đó, VN-Index tăng 0,47 điểm (0,05%) lên 977,26 điểm; HNX-Index giảm 0,52% xuống 102,32 điểm; UPCoM-Index giảm 0,14% giảm 57,92 điểm.
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp với giá trị 4.170 tỉ đồng. Dòng tiền chuyển hướng sang nhóm bất động sản với giá trị giao dịch 1.039 tỉ đồng, tiếp đến là nhóm công nghiệp (821 tỉ đồng).
Khối tự doanh tiếp tục bán ròng 11 tỉ đồng, chủ yếu giao dịch MBB
Trong phiên giằng co hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán bán ròng 10,8 tỉ đồng với khối lượng 382.460 đơn vị.
Nguồn: Ánh Hường tổng hợp
Cổ phiếu MBB là tâm điểm giao dịch của khối tự doanh với giá trị bán và mua đồng thời đứng đầu, lần lượt đạt 18,71 tỉ đồng và 5,65 tỉ đồng.
Cùng với đó, khối tự doanh bán ra cổ phiếu VPB (2,9 tỉ đồng), MWG (2,54 tỉ đồng). Những mã ghi nhận giá trị bán trong khoảng từ 1 đến dưới 2 tỉ đồng gồm NLG, VIC, BID, FPT và DVP. Mặt khác, khối này cũng bán ra cổ phiếu HPG và PNJ dưới 1 tỉ đồng.
Diễn biến trái chiều, cổ phiếu ghi nhận giá trị mua cao thứ hai sau MBB là IJC với 4,38 tỉ đồng. Kế đến, khối tự doanh mua chứng chỉ quỹ E1VFVN30 (2,95 tỉ đồng), cổ phiếu VHM (2,59 tỉ đồng) và MWG (2,13 tỉ đồng).
Lọt top bán ròng còn có các mã khác như NBB (1,2 tỉ đồng), VGC (1,12 tỉ đồng), REE, POW và HDG.
Khối ngoại trở lại mua ròng 39 tỉ đồng
Thống kê giao dịch khối ngoại, nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng gần 30 tỉ đồng trên HOSE với khối lượng 1,1 triệu đơn vị. Ở chiều mua ròng, cổ phiếu CTI ghi nhận giá trị cao nhất (33,88 tỉ đồng), theo sau là NVL (26,06 tỉ đồng), PVD (9,85 tỉ đồng), PLX (8,03 tỉ đồng), TNA (7,78 tỉ đồng).
Ngược lại, khối ngoại tập trung 'xả' HPG (18,76 tỉ đồng) và VNM (16,55 tỉ đồng). Nhà đầu tư nước ngoài còn thoái cổ phiếu HVN (5,25 tỉ đồng), DXG (5,12 tỉ đồng), VND (4,19 tỉ đồng).
Bên cạnh đó, hoạt động bán ròng tiếp diễn tại HNX với giá trị 5,1 tỉ đồng nhưng mua ròng khối lượng 39.180 đơn vị. Khối ngoại đổ tiền vào các mã SHS (4 tỉ đồng), VLA (3,6 tỉ đồng) và PVS (3,5 tỉ đồng). Trong khi đó, cổ phiếu SHB ghi nhận giá trị mua ròng hơn 7,1 tỉ đồng.
Trên thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 13,9 tỉ đồng với khối lượng 337.587 đơn vị. Những mã có giá trị mua ròng cao nhất thị trường này như QNS (10,9 tỉ đồng) và VEA (2,6 tỉ đồng), ngoài ra còn ACV, SDI và VTP.
Tại phía bán ròng có một số mã tiêu biểu như OIL (716 triệu đồng), VGI (602 triệu đồng), CTR (488 triệu đồng) và BSR (485 triệu đồng).
Đăng kí bán 1,5 triệu cổ phiếu BWE, công ty của thành viên HĐQT Nước – Môi trường Bình Dương muốn thoái sạch vốn
Thống kê thông tin giao dịch trên thị trường, lãnh đạo và cá nhân (tổ chức) liên quan đăng ký mua vào cổ phiếu THG, STB, PPE nhưng muốn bán ra BWE và VPB.
Nguồn: Ánh Hường tổng hợp
Đáng chú ý, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quỳnh Phúc vừa đăng ký thoái toàn bộ phần vốn góp tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương (Mã: BWE) .
Cụ thể, công ty này muốn bán 1,5 triệu cổ phần BWE trong thời gian từ ngày 3/9 đến 2/10 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Mục đích lần thoái vốn này nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.
Được biết, Sản xuất và Thương mại Quỳnh Phúc là doanh nghiệp do ông Nguyễn Văn Trí làm Giám đốc. Đồng thời, ông này hiện giữ vị trí thành viên HĐQT của Nước – Môi trường Bình Dương nhưng không sở hữu cổ phiếu BWE nào.
Nếu giao dịch này thành công, Sản xuất và Thương mại Quỳnh Phúc sẽ giảm lượng cổ phần BWE nắm giữ về 0 và không còn là cổ đông của Nước – Môi trường Bình Dương.