|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tự doanh và NĐT nước ngoài mua ròng hơn 370 tỉ đồng phiên VN-Index lình xình quanh mốc 960 điểm

07:42 | 27/06/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 27/6, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 150 tỉ đồng, tâm điểm VPB, đánh dấu phiên thứ 6 liên tiếp mua ròng của khối này.

Dòng tiền thông minh tiếp tục tìm đến ngành tài chính và công nghiệp, thanh khoản thị trường tăng mạnh

Thị trường chứng khoán phiên hôm qua quay đâù giảm điểm về cuối phiên. Kết phiên, VN-Index giảm 1 điểm (0,1%) xuống 959,13 điểm; HNX-Index giảm 0,19% lên 103,5 điểm; UPCoM-Index tăng 0,34% xuống 55,39 điểm.

Ảnh hưởng tiêu cực nhất từ nhóm ngân hàng, cụ thể, các mã VCB, TCB và CTG kéo chỉ số giảm 2,62 điểm. Cùng với đó, cổ phiếu VHM và HVN đóng cửa trong sắc đỏ góp phần khiến thị trường đi xuống.

Trong khi đó, GAS ngược dòng thị trường, thúc đẩy VN-Index tăng điểm. Ngoài cổ phiếu MSN, nhóm bất động sản có VIC và NVL đóng của tăng giá tác động tích cực lên chỉ số. Cổ phiếu BID tương tự giúp kìm hãm đà giảm thị trường.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 299 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 6.270 tỉ đồng. Dòng tiền tiếp tục hướng đến ngành tài chính và công nghiệp, thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên giao dịch trước.

Khối tự doanh mua ròng 150 tỉ đồng, tâm điểm VPB

Trong phiên hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 150 tỉ đồng với khối lượng 9,7 triệu đơn vị.

d

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Đáng chú ý, cổ phiếu VPB dẫn đầu chiều mua vào với giá trị 63,09 tỉ đồng. Khối tự doanh còn mua vào trên chục tỉ đồng các mã VDS (25 tỉ đồng), BCG (24,57 tỉ đồng) và SHP (15,5 tỉ đồng. Ngoài ra, khối này còn mua nhiều VIC (9,5 tỉ đồng), VNM (8,8 tỉ đồng), TCB (7,8 tỉ đồng), VRC (7,4 tỉ đồng), MWG (7,07 tỉ đồng) và MSN (6,42 tỉ đồng).

Diến biến trái chiều, khối tự doanh bán mạnh FCN 16,55 tỉ đồng. Mặt khác, cổ phiếu NKG và VNM cũng có giá trị bán cao, lần lượt 13,82 tỉ đồng và 11,55 tỉ đồng. Riêng chứng chỉ quỹ E1VFVN30 bị  bán ra 9,96 tỉ đồng. Lọt top bán ròng còn có các mã như TCB<, VHM, HOG, CTD, DHC, VPB.

Khối ngoại trở lại mua ròng 225 tỉ đồng, tập trung nhóm' họ Vingroup'

Thống kê phiên giao dịch hôm qua, khối ngoại trở lại mua ròng trên toàn thị trường. Trong đó, giá trị mua ròng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ ETF nội lần lượt là 215 tỉ đồng và 10 tỉ đồng.

Trên HOSE, khối ngoại mua ròng 159 tỉ đồng với khối lượng 3,64 triệu đơn vị, tập trung vào VIC (36,71 tỉ đồng). Cổ phiếu VHM và BID lần lượt được mua ròng 20,8 tỉ và 20,2 tỉ đồng. Cùng với đó, khối ngoại còn mua ròng BVH (18,8 tỉ đồng), MSN (16,2 tỉ đồng). Ngược lại, VNM bị bán ròng mạnh nhất (16 tỉ đồng), tiếp đến là YEG (13,02 tỉ đồng). Cùng chịu áp lực 'xả' có VCB (8,6 tỉ đồng), HPG (8,6 tỉ đồng), DPM (5,4 tỉ đồng).

Trên HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 9,3 tỉ đồng với khối lượng 593.400 đơn vị. Cổ phiếu PVS gây chú ý với 10,5 tỉ đồng giá trị mua ròng. Ngoài ra, một số mã cùng được mua ròng như TNG (366 triệu đồng), BII (244 triệu đồng), NET (116 triệu đồng). Ngược lại, khối ngoại bán ròng chủ yếu LHC (684 triệu đồng) và NDN (606 triệu đồng).

Thị trường UPCoM ghi nhận giá trị mua ròng 56,9 tỉ đồng, khối lượng 754.340 đơn vị. Khối ngoại chủ yếu mua ròng TBD (50,5 tỉ đồng), QNS (3,8 tỉ đồng), VTP (3,6 tỉ đồng), ACV (1,5 tỉ đồng) và GVR (1 tỉ đồng). Trái lại, cổ phiếu VEA bị bán ròng 5,5 tỉ đồng, HND (1,6 tỉ đồng).

Ông Lê Xuân Nghĩa muốn giảm tỉ lệ sở hữu tại Xuất Nhập khẩu NHP

Thống kê đăng ký giao dịch phiên hôm qua, duy nhất thông tin giao dịch của ông Lê Xuân Nghĩa  - Chủ tịch HĐQT đăng ký bán 500.000 cổ phiếu NHP của CTCP Sản xuất Xuất Nhập khẩu NHP do nhu cầu tài chính cá nhân. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 28/6 đến 26/7 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Hiện, ông Nghĩa sở hữu gần 3,94 triệu cổ phiếu NHP, tương ứng tỉ lệ sở hữu 14,28% vốn điều lệ. Nếu lần thoái vốn này thành công, ông Nghĩa sẽ còn sở hữu 12,47% vốn cổ phần của Xuất nhập khẩu NHP.

Ánh Hường

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.