|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 22/4: NĐT cá nhân bán ròng gần 860 tỷ đồng, tâm điểm VRE, NLG, VNM

07:24 | 22/04/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, NĐT có phiên bán ròng thứ hai liên tiếp. Cụ thể, họ bán ròng 858 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 773 tỷ đồng.

Thông tin tiêu cực tiếp tục đè nén tâm lý giao dịch của nhà đầu tư, khiến thị trường tiếp tục lao dốc ngay khi mở đầu phiên giao dịch mới. Số lượng cổ phiếu nằm sàn tại thời điểm đó tiếp tục được nâng lên 190 cổ phiếu.

Tuy nhiên, với diễn biến tích cực của các cổ phiếu vốn hóa lớn, VN-Index cân bằng gần 1.460 điểm và hồi phục lên trên mốc tham chiếu. Thế nhưng sắc xanh không duy trì được lâu, áp lực bán bất ngờ trỗi dậy gần cuối phiên đưa VN-Index quay trở lại trạng thái giảm điểm.

Kết phiên, VN-Index mất đi 14,51 điểm, giảm 1,05% và chốt tại 1.370,21 điểm. Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 23.761 tỷ đồng. Tính chung toàn thị trường thì thanh khoản đạt 28.105 tỷ đồng, tăng 16% so với phiên liền trước.

VN30-Index, mặc dù cũng đã rất nỗ lực vực dậy tâm lý giao dịch của thị trường chung, nhưng kết cục cũng chưa thể kháng lại sức ép của lực bán. Kết phiên, VN30-Index giảm 8,63 điểm, với 17 cổ phiếu giảm giá và 11 cổ phiếu tăng giá.

GVR tiếp tục dẫn đầu đà giảm của chỉ số với tỷ lệ mất giá là 6,3%, theo sau là VHM (-4,2%), VJC (-3,9%), KDH (-3,8%), HDB (-3,3%)… Ngược lại, những cố phiếu vẫn giữ được sắc xanh như BVH (+3,9%), SSI (+2,4%), POW (+1,9%), MBB (+1,7%), BID (+1,7%)…

Nhìn chung, các nhóm ngành đều có diễn biến cải thiện nhưng dòng tiền tham gia chưa thể hiện ý chí mạnh mẽ. Nhóm chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm tuy phân hóa nhưng cũng có được sự hồi phục tương đối tích cực trong phiên hôm. Trong khi ngành bất động sản tiếp tục giao dịch kém sắc, áp lực cung cũng có xu hướng gia tăng ở nhóm dầu khí, năng lượng và bất động sản khu công nghiệp.

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

 

Tổ chức nội đảo chiều bán ròng nhẹ

Trong phiên giao dịch vừa qua, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh công ty chứng khoán) chuyển hướng bán ròng 79 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh thì họ rút ròng 140 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy, tổ chức nội bán ròng 9/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm ngân hàng. Top bán ròng có VPB, DXG, MIG, VHM, VHC, VIC, ACB, E1VFVN30, MSN, DPM.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của doanh nghiệp thép. Danh mục Top10 mua ròng của khối này gồm HPG, HSG, SAB, PNJ, FPT, ITA, VCB, KBC, GAS, PAN.

NĐT cá nhân bán ròng gần 860 tỷ đồng, tâm điểm VRE, NLG, VNM

 VRE dẫn đầu Top bán ròng của NĐT cá nhân trong phiên 21/4. (Ảnh: Thu Thảo).

Trong phiên VN-Index tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, NĐT có phiên bán ròng thứ hai liên tiếp, tuy nhiên hoạt động rút vốn có phần giảm nhẹ. Cụ thể, họ bán ròng 858 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 773 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 4/18 ngành, chủ yếu là ngành ngân hàng. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các cổ phiếu: VHM, VPB, DPM, OCB, CII, MIG, VHC, SSI, ACB, VJC.

Bên phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 14/18 ngành còn lại với áp lực bán tập trung tại cổ phiếu bất động sản, thực phẩm & đồ uống. Top bán ròng có VRE, NLG, VNM, KBC, GAS, HSG, HAH, ITA, STB.

 Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 21/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

 

Khối ngoại mua ròng gần 940 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, khối ngoại nới rộng quy mô giải ngân lên 937 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 913 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm bất động sản, thực phẩm & đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của NĐT ngoại gồm các mã: VRE, VNM, NLG, MSN, DXG, STB, HAH, VIC, DGW, KBC.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, khối ngoại xả mạnh nhất cổ phiếu ngành hóa chất. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VHM, DPM, CII, OCB, HPG, SSI, SAB, SKG, PTB.

 

 Top10 mã khối ngoại mua/bán ròng phiên 21/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Thu Thảo