Dòng tiền thông minh 17/8: Tự doanh tiếp tục mua ròng, NĐT lưu ý tuần đáo hạn HĐTL
Thị trường phân hóa tích cực, dù vậy NĐT nên cẩn trọng tuần HĐTL đáo hạn
Thị trường thế giới vẫn ổn định hỗ trợ cho dòng tiền nội mua vào bù cho hoạt động bán ròng của khối ngoại. Đà tăng của VN-Index chậm lại so với tuần trước khi chỉ tăng 1,1% tuy nhiên thị trường vẫn tăng trên diện rộng với 18/19 ngành tăng điểm.
Xu hướng giảm lãi suất và diễn biến tích cực thị trường chứng khoán thế giới vẫn là yếu tố hỗ trợ cho dòng tiền nội trong ngắn hạn. Tuy nhiên khối ngoại bán ra kìm hãm đà hưng phấn của thị trường.
Dòng tiền lan tỏa đều vào hầu hết các nhóm, chuyển hướng sang các nhóm vốn hóa nhỏ hơn như smallcap và pennies. Theo đó, nhóm largecap tăng 2,05%, midcap tăng 1,78%, smallcap tăng 2,45%, pennies tăng 2,28% và VN30 tăng 1,26%.
Thị trường vận động tăng tích cực khi 17/19 ngành tăng điểm. Top ngành tăng điểm mạnh nhất là viễn thông 26,83%, bán lẻ 4,96%, dầu khí 4%. Top ngành giảm điểm mạnh nhất là ô tô và phụ tùng 0,72%, y tế 0,04%.
VN-Index dự báo tiếp tục vận động trong khoảng 825 – 880 điểm và trọng tâm tại 850 điểm trong tuần này.
HĐTL đáo hạn tuần tới trong trạng thái premium, nếu giá trị premium mở rộng và hợp đồng mở tăng cao trong tuần thì giao dịch arbitrage sẽ được kích hoạt cùng với hoạt động bán đóng vị thế danh mục mua trước đó trong phiên đáo hạn.
NĐT có thể theo dõi tận dụng nhịp rung lắc (nếu có) để tăng tỉ trọng các cổ phiếu có triển vọng tích cực.
Khối tự doanh mua ròng nhẹ phiên cuối tuần
Thống kê giao dịch phiên cuối tuần, bộ phận tự doanh CTCK mua ròng nhẹ hơn 11 tỉ đồng với khối lượng 557.530 đơn vị.
Top10 cổ phiếu thu hút dòng vốn tự doanh trong phiên, dẫn đầu là mã HPG với giá trị 17,05 tỉ đồng. Theo sau đó, khối này mua trên 10 tỉ đồng hai mã MWG (11,74 tỉ đồng) và VNM (11,42 tỉ đồng).
Mặt khác, khối tự doanh tìm đến cổ phiếu VHM (9,72 tỉ đồng), FPT (8,14 tỉ đồng), VIC và VPB (8,04 tỉ đồng). Một số mã khác cùng chiều mua vào gồm VCB (6,26 tỉ đồng), TCB và MSN.
Top10 mã bị bán ra, khối tự doanh tập trung áp lực lên cổ phiếu VPB (16,86 tỉ đồng). Cùng chiều, mã MWG ghi nhận giá trị bán 14,41 tỉ đồng, theo sau có HPG (13,7 tỉ đồng) và VNM (10,11 tỉ đồng).
Ngoài ra, bộ phận tự doanh rút vốn khỏi cổ phiếu REE (8,87 tỉ đồng), TCB (7,77 tỉ đồng), VHM (7,03 tỉ đồng), MBB (6,52 tỉ đồng) và VIC (6,49 tỉ đồng).
NĐT ngoại tiếp tục xả 245 tỉ đồng, ghi nhận 6 phiên bán ròng liên tiếp
Trái với khối tự doanh, NĐT nước ngoài ghi nhận phiên bán ròng thứ 6 liên tiếp toàn thị trường. Theo đó, sàn HOSE ghi nhận giá trị bán ròng gần 207 tỉ đồng với khối lượng hơn 14 triệu đơn vị.
Trong đó, khối này tập trung gom 31,02 tỉ đồng cổ phiếu GAS. Theo sau đó, dòng vốn ngoại tìm đến SAB (21,33 tỉ đồng), HDB (11,73 tỉ đồng) và PLX (4,91 tỉ đồng). Ngoài ra, NĐT nước ngoài mua ròng chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (4,76 tỉ đồng), cổ phiếu NLG (4,2 tỉ đồng), MBB (2,22 tỉ đồng), ngoài ra còn có BMP, TV2, SZL.
Diễn biến trái chiều, khối ngoại bán MSN nhiều nhất 34,87 tỉ đồng. Kế đến dòng vốn ngoại rút khỏi các mã VCB (29,12 tỉ đồng), VNM (28,14 tỉ đồng), HPG (23,97 tỉ đồng) và VIC (20,47 tỉ đồng).
Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài cũng tạo áp lực bán lên cổ phiếu DXG (13,53 tỉ đồng), NVL (10,6 tỉ đồng), ITA (8,98 tỉ đồng). Lọt top bán ròng còn có SBT, SSI với giá trị lần lượt là 7,84 tỉ đồng và 6,72 tỉ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng gần 30 tỉ đồng với khối lượng hơn 2,2 triệu đơn vị. Ở chiều mua ròng, NĐT nước ngoài tập trung gom HUT (541 triệu đồng), PLC (508 triệu đồng), IDV (233 triệu đồng), WCS (152 triệu đồng), SHE (140 triệu đồng)....
Ngược lại, khối ngoại bán ròng cổ phiếu PVS (12,3 tỉ đồng), VCG (7,3 tỉ đồng), SHB (6,4 tỉ đồng) và BCC (3,3 tỉ đồng), ngoài ra còn có INN, SHS, PCT...
Trên thị trường UPCoM, dòng vốn ngoại rút ròng gần 9 tỉ đồng với khối lượng 230.139 cổ phiếu. Cụ thể, mã MCH được mua ròng 1,9 tỉ đồng, kế đến có NTC (1,8 tỉ đồng), BDT (286 triệu đồng), VGI (141 triệu đồng)...
Trong khi đó, dòng vốn ngoại rút khỏi các cổ phiếu VTP (7,9 tỉ đồng),ACV (3,1 tỉ đồng), WSB (562 triệu đồng), HC3 (452 triệu đồng). Một số mã khác như KDF, VEA, VGT... được NĐT ngoại bán ròng với giá trị thấp hơn.