|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 12/5: NĐT cá nhân tăng mua ròng, tập trung gom cổ phiếu HPG

08:38 | 12/05/2021
Chia sẻ
Trong phiên giao dịch vừa qua, NĐT cá nhân tăng mua ròng hơn 300 tỷ đồng, cùng với đó là khối tự doanh trở lại rót vốn 200 tỷ đồng vào thị trường. Ngược lại, khối ngoại và các tổ chức trong nước chưa dừng bán ròng, thêm áp lực điều chỉnh cho chỉ số.

1.880 tỷ đồng giao dịch thỏa thuận trong phiên chủ yếu từ nhóm cá nhân

Kết thúc phiên vừa qua (11/5), VN-Index giảm 0,28% đóng cửa ở mức 1.256,04 điểm, độ rộng thị trường vẫn tích cực với tỷ lệ cổ phiếu tăng-giảm là 261-164. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 22.264 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 25.521 tỷ đồng, giảm 2% so với phiên liền trước.

Thống kê giao dịch thỏa thuận trong phiên cho thấy các giao dịch diễn ra chủ yếu giữa các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân trong nước.

Top giao dịch đáng chú ý gồm NĐT cá nhân mua bán nội khối DBC (271 tỷ), MBB (155 tỷ), VIB (151 tỷ). Nhóm này cũng giao dịch nội khối các mã bất động sản như HPX (54 tỷ), KOS (52 tỷ), AGG (41 tỷ), PDR (38 tỷ), VCG (23 tỷ.

Ngoài ra, NĐT nước ngoài trao tay nội khối cổ phiếu ACB (116 tỷ), SBT (57 tỷ), NVL (38 tỷ), E1VFVN30 (26 tỷ). Khối ngoại còn mua MSB (95 tỷ) từ NĐT cá nhân trong nước. Các tổ chức trong nước bán thỏa thuận cổ phiếu HNG (107 tỷ) và TPB (37 tỷ) cho NĐT cá nhân.

Tính tổng giá trị giao dịch thỏa thuận ngày hôm qua đạt 1.878 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức thỏa thuận phiên trước đó.

NĐT cá nhân tăng mua ròng hơn 300 tỷ đồng, tập trung rót vốn vào cổ phiếu Hòa Phát

Trong các bên tham gia thị trường, NĐT cá nhân mua ròng 306 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh là 257 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 12/18 ngành, mạnh nhất bất động sản như NVL (171 tỷ đồng), NLG (51 tỷ đồng), VIC, KBC, DXG; tài nguyên cơ bản như HPG (243 tỷ đồng).

Ngược lại, NĐT nhỏ lẻ bán ròng 6/18 ngành chủ yếu là ngân hàng như VPB (178 tỷ đồng), STB (133 tỷ đồng), BID (82 tỷ đồng), TCB, CTG, HDB, OCB, TPB.

Dòng tiền thông minh 12/5: NĐT cá nhân tăng mua ròng, tập trung gom cổ phiếu HPG - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Khối tự doanh trở lại mua ròng phiên điều chỉnh, gom trăm tỷ đồng BID

Bộ phận tự doanh công ty chứng khoán trở lại mua ròng 203 tỷ đồng với khối lượng 3,9 triệu đơn vị.

Dòng tiền thông minh 12/5: NĐT cá nhân tăng mua ròng, tập trung gom cổ phiếu HPG - Ảnh 2.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Top10 mã được khối này mua ròng, nổi bật là cổ phiếu BID ghi nhận giá trị hơn 101 tỷ đồng và là mã duy nhất đạt giá trị giao dịch ròng trên trăm tỷ trong phiên. Bên cạnh đó, khối tự doanh còn mua ròng MWG (33 tỷ đồng), VPB (28 tỷ đồng), FPT (11 tỷ đồng), MBB (10,7 tỷ đồng) và NLG (10,3 tỷ đồng). Một số cổ phiếu khác cùng chiều mua ròng như VIC, STB, PVT, BVH.

Ngược lại, Top10 mã bị bán ròng có hai chứng chỉ quỹ ETF nội gồm FUEVFVND (9 tỷ đồng) và E1VFVN30 (5,4 tỷ đồng). Tại giao dịch cổ phiếu, khối tự doanh bán ròng các mã ngân hàng như ACB (21 tỷ đồng), CTG (11 tỷ đồng) và VCB. Ngoài ra, khối này còn rút vốn khỏi HPG (11 tỷ đồng), VRE, PPC, DIG, TDP.

Tổ chức trong nước tiếp tục bán ròng 216 tỷ đồng, tập trung nhóm bất động sản

Trong khi đó, NĐT tổ chức trong nước tiếp tục bán ròng 216 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 81 tỷ đồng.

Có 6/18 nhóm ngành được các tổ chức mua ròng, chủ yếu là các mã ngân hàng (STB, CTG, TCB, VCB, TPB, OCB, HDB), ngoài ra còn cổ phiếu hàng không VJC. Phía bán ròng ghi nhận 12/18 ngành, chủ yếu bán lẻ (MWG) và bất động sản (NLG, DXG, NVL, DIG).

Cùng chiều, NĐT nước ngoài bán ròng 286 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 380 tỷ đồng.

Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, NVL, VIC, VRE, NLG, CII, VNM, KBC, LPG, SAB. Phía mua ròng khớp lệnh, nước ngoài mua ròng mạnh nhất theo thứ tự các mã VPB, STB, HSG, VHM, BVH, SSI, NKG, MBB, DIG, KDH.

Thu Thảo

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.